Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.5 trên 8 phiếu

SGK Toán 6 Kết Nối Tri Thức

CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

Giải bài 6.44; 6.45; 6.46; 6.47; 6.48; 6.49; 6.50 trang 27 sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống - Bài tập cuối chương VI

Bài 6.44 trang 27, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Thay số thích hợp vào dấu “?”.

\(\dfrac{{ - 10}}{{16}} = \dfrac{?}{{56}} = \dfrac{{ - 20}}{?} = \dfrac{{50}}{?}\)

Trả lời:

 \(\dfrac{{ - 10}}{{16}} = \dfrac{?}{{56}}\)  nên dấu “?” thứ nhất là  \( - 10.56:16 =  - 35\)

\(\dfrac{{-10}}{{16}} = \dfrac{{ - 20}}{?}\) nên dấu “?” thứ hai là \(16.\left( { - 20} \right):\left( { -10} \right) = 32\)

\(\dfrac{{ - 10}}{{16}} = \dfrac{{50}}{?}\) nên dấu “?” thứ ba là \(16.50:\left( { - 10} \right) =  - 80\)

Vậy \(\dfrac{{ - 10}}{{16}} = \dfrac{{ - 35}}{{56}} = \dfrac{{ - 20}}{{32}} = \dfrac{{50}}{{ - 80}}\)

Bài 6.45 trang 27, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Tính một cách hợp lí.

a) \(A = \dfrac{{ - 3}}{{14}} + \dfrac{2}{{13}} + \dfrac{{ - 25}}{{14}} + \dfrac{{ - 15}}{{13}}\)

b) \(B = \dfrac{5}{3}.\dfrac{7}{{25}} + \dfrac{5}{3}.\dfrac{{21}}{{25}} - \dfrac{5}{3}.\dfrac{7}{{25}}\)

Trả lời:

\(\begin{array}{l}A = \dfrac{{ - 3}}{{14}} + \dfrac{2}{{13}} + \dfrac{{ - 25}}{{14}} + \dfrac{{ - 15}}{{13}}\\A = \left( {\dfrac{{ - 3}}{{14}} + \dfrac{{ - 25}}{{14}}} \right) + \left( {\dfrac{2}{{13}} + \dfrac{{ - 15}}{{13}}} \right)\\A = \dfrac{{ - 3 + \left( { - 25} \right)}}{{14}} + \dfrac{{2 + \left( { - 15} \right)}}{{13}}\\A = \dfrac{{ - 28}}{{14}} + \dfrac{{ - 13}}{{13}}\\A =  - 2 + (-1)\\A =  - 3\end{array}\)

\(\begin{array}{l}B = \dfrac{5}{3}.\dfrac{7}{{25}} + \dfrac{5}{3}.\dfrac{{21}}{{25}} - \dfrac{5}{3}.\dfrac{7}{{25}}\\B = \left( {\dfrac{5}{3}.\dfrac{7}{{25}} - \dfrac{5}{3}.\dfrac{7}{{25}}} \right) + \dfrac{5}{3}.\dfrac{{21}}{{25}}\\B = 0 + \dfrac{5}{3}.\dfrac{{21}}{{25}}\\B = \dfrac{{5.21}}{{3.25}}\\B = \dfrac{7}{5}\end{array}\)

Bài 6.46 trang 27, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Mẹ mua cho Mai một hộp sữa tươi loại 1 000 ml. Ngày đầu mai uống \(\dfrac{1}{5}\) hộp; ngày tiếp theo Mai uống tiếp \(\dfrac{1}{4}\) hộp. Hỏi:

a) Sau hai ngày hộp sữa tươi còn lại bao nhiêu phần?

b) Tính lượng sữa tươi còn lại sau hai ngày.

Trả lời:

a) Tổng số phần sữa tươi Mai uống trong 2 ngày là:

\(\dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{4}{{20}} + \dfrac{5}{{20}} = \dfrac{9}{{20}}\) (phần)

Số phần còn lại: \(1 - \dfrac{9}{{20}} = \dfrac{{20}}{{20}} - \dfrac{9}{{20}} = \dfrac{{11}}{{20}}\)(phần)

b) Lượng sữa tươi còn lại sau 2 ngày là: \(\dfrac{{11}}{{20}}.1000 = 550\left( {ml} \right)\)

Bài 6.47 trang 27, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một bác nông dân thu hoạch và mang cà chua ra chợ bán. Bác đã bán được 20 kg, tức là \(\dfrac{2}{5}\) số cà chua. Hỏi bác nông dân đã mang bao nhiêu kilogam cà chua ra chợ bán?

Trả lời:

Số cà chua mang ra chợ bằng là: \(20 : \dfrac{2}{5} = \dfrac{{20.5}}{2} = 50\left( {kg} \right)\)

Bài 6.48 trang 27, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Con người ngủ khoảng 8 giờ mỗi ngày. Nếu trung bình một năm có \(365\dfrac{1}{4}\) ngày, hãy cho biết số ngày ngủ trung bình mỗi năm của con người.

Trả lời:

Mỗi ngày con người ngủ \(8:24 = \dfrac{1}{3}\) ngày.

Số ngày ngủ trong năm: \(\left( {365\dfrac{1}{4}} \right).\dfrac{1}{3} = \left( {365 + \dfrac{1}{4}} \right).\dfrac{1}{3}\)\( = \left( {\dfrac{{365.4}}{{1.4}} + \dfrac{1}{4}} \right).\dfrac{1}{3} = \dfrac{{1461}}{{12}}\)

Bài 6.49 trang 27, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Các phân số sau được sắp xếp theo một quy luật, hãy quy đồng các phân số để tìm quy luật, rồi viết hai phân số kế tiếp.

\(\dfrac{1}{8},\dfrac{1}{{20}},\dfrac{{ - 1}}{{40}},\dfrac{{ - 1}}{{10}},...,...\)

Trả lời:

BCNN(8,20,40,10)=40.

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{8} = \dfrac{{1.5}}{{8.5}} = \dfrac{5}{{40}}\\\dfrac{1}{{20}} = \dfrac{{1.2}}{{20.2}} = \dfrac{2}{{40}} = \dfrac{{5 - 3}}{{40}}\\\dfrac{{ - 1}}{{40}} = \dfrac{{2 - 3}}{{40}}\\\dfrac{{ - 1}}{{10}} = \dfrac{{ - 1.4}}{{10.4}} = \dfrac{{ - 4}}{{40}} = \dfrac{{ - 1 - 3}}{{40}}\end{array}\)

Từ cách phân tích trên ta thấy phân số tiếp theo có mẫu số là 40 và tử số bằng tử số của phân số liền trước trừ đi 3.

Hai phân số tiếp: \(\dfrac{{ - 4 - 3}}{{40}} = \dfrac{{ - 7}}{{40}};\dfrac{{ - 7 - 3}}{{40}} = \dfrac{{ - 10}}{{40}} = \dfrac{{ - 1}}{4}\)

Bài 6.50 trang 27, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trong hình dưới đây, cân đang ở vị trí thăng bằng

Đố em biết một viên gạch cân nặng bao nhiêu ki lô gam?

Trả lời:

Khối lượng 1 viên gạch = khối lượng của \(\dfrac{3}{5}\) viên gạch + 1kg.

Nên khối lượng của \(1 - \dfrac{3}{5} = \dfrac{2}{5}\) viên gạch = 1kg.

Khối lượng của 1 viên gạch là: \(1:\dfrac{2}{5} = 1.\dfrac{5}{2} = \dfrac{5}{2}kg\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác