Bài 1 trang 69 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Viết các số nguyên biểu thị độ cao so với mực nước biển trong các tình huống sau:
a) Máy bay ở độ cao 10 000 m;
b) Mực nước biển;
c) Tàu ngầm chạy dưới mực nước biển 100 m.
- Độ cao: Giữ nguyên số.
- Mực nước biển: 0.
- Dưới mực nước biển: Thêm dấu “ – ” trước số đã cho.
Do ta viết các số nguyên biểu thị độ cao so với mực nước biển nên:
a) Máy bay bay ở độ cao 10 000 m, nghĩa là máy bay bay cao hơn mực nước biển là 10 000m. Do đó số nguyên biểu thị độ cao của máy bay ở đây là 10 000 m (hoặc ta cũng có thể viết + 10 000 m).
b) Tại mực nước biển là gốc nên số nguyên biểu thị độ cao ở mức nước biển là 0.
c) Tàu ngầm chạy dưới mực nước biển 100 m nên số nguyên biểu thị độ cao của tàu ngầm ở đây là – 100 m.
Bài 2 trang 69 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Chọn kí hiệu “∈”; “∉” thích hợp cho ?
a) \( - 3?\mathbb{Z}\)
b) \(0?\mathbb{Z}\)
c) \(4?\mathbb{Z}\)
d) \( - 2?\mathbb{N}\)
a) Ta có số – 3 là số nguyên âm nên nó thuộc tập hợp các số nguyên.
\( - 3 \in \mathbb{Z}\)
b) Ta có số 0 là số nguyên nên nó thuộc tập hợp các số nguyên.
\(0 \in \mathbb{Z}\)
c) Ta có số 4 là số nguyên dương nên nó cũng thuộc tập hợp các số nguyên.
\(4 \in \mathbb{Z}\)
d) Ta có số – 2 là số nguyên âm nên nó không phải là số tự nhiên hay – 2 không thuộc tập hợp các số tự nhiên.
\( - 2 \notin \mathbb{N}\)
Bài 3 trang 69 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Biểu diễn các số -7, -6, -5, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2 vào các vạch tương ứng trên trục số sau:
Phương pháp:
Biểu diễn các số -7, -6, -5, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2 vào các vạch tương ứng trên trục số
Biểu diễn các số – 7, – 6, – 5, – 4, – 3, – 2, – 1, 0, 1, 2 vào các vạch tương ứng trên trục số đã cho, ta được:
Bài 4 trang 69 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Quan sát trục số:
a) Tính khoảng cách từ điểm O đến điểm A.
b) Tìm trên trục số những điểm cách O một khoảng là 5 đơn vị.
a) Đếm số khoảng mà A cách O.
b) Tìm điểm nằm bên phải và điểm nằm bên trái điểm O.
a) Quan sát trục số đã cho, ta thấy điểm A cách điểm O là 2 khoảng
Hay khoảng cách từ điểm O tới điểm A là 2 đơn vị.
b) Ta có:
Vậy trên trục số những điểm cách điểm O một khoảng là 5 đơn vị là: điểm B (điểm – 5) và điểm C (điểm 5).
Bài 5 trang 69 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Vẽ trục số nằm ngang, chỉ ra hai số nguyên có điểm biểu diễn cách điểm -3 một khoảng là 2 đơn vị. Sau đó tìm số đối của hai số nguyên đó.
Phương pháp:
- Vẽ trục số.
- Dịch chuyển sang trái và sang phải số \( - 3\) hai vạch để tìm điểm cách điểm đó 2 đơn vị.
- Hai số đối nhau cách đều số 0.
Ta có:
Các điểm A, B, C lần lượt là các điểm biểu diễn của các số nguyên – 3, – 5, – 1.
Ta có điểm B và C đều cách điểm A một khoảng là 2 đơn vị
Nên hai số nguyên có điểm biểu diễn cách điểm – 3 một khoảng là 2 đơn vị là – 5 và – 1.
Số đối của – 5 là 5; số đối của – 1 là 1.
Bài 6 trang 69 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
So sánh các cặp số sau: 3 và 5; -1 và -3; -5 và 2; 5 và -3.
Phương pháp:
+ So sánh 2 số nguyên âm:
Bước 1: Bỏ dấu “ – ” trước cả hai số âm
Bước 2: Trong hai số nguyên dương nhân được, số nào nhỏ hơn thì số nguyên âm ban đầu (tương ứng) sẽ lớn hơn.
+ Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.
Ta có thể so sánh các cặp số trên bằng một trong các cách sau:
Cách 1.
Biểu diễn các số đã cho lên trục số ta được:
+) Ta thấy điểm 3 nằm bên trái điểm 5 nên 3 < 5.
+) Điểm – 3 nằm bên trái điểm – 1 nên – 3 < – 1 hay – 1 > – 3.
+) Điểm – 5 nằm bên trái điểm 2 nên – 5 < 2.
+) Điểm – 3 nằm bên trái điểm 5 nên – 3 < 5 hay 5 > – 3.
Cách 2.
+) Ta có: 3 < 5 (so sánh hai số tự nhiên)
+) So sánh – 1 và – 3
Số đối của – 1 là 1; số đối của – 3 là 3.
Do 1 < 3 nên – 1 > – 3.
+) So sánh – 5 và 2
Vì – 5 là số nguyên âm và 2 là số nguyên dương nên – 5 < 2.
+) So sánh 5 và – 3
Vì 5 là số nguyên dương và – 3 là số nguyên âm nên 5 > – 3.
Bài 7 trang 69 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Nước đóng băng khi nhiệt độ từ \(0^\circ C\) trở xuống. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?
a) Ở nhiệt độ \( - 3^\circ C\) thì nước đóng băng.
b) Ở nhiệt độ \(2^\circ C\) thì nước đóng băng.
Nước đóng băng khi nhiệt độ từ 0 oC trở xuống hay nước đóng băng ở nhiệt độ bé hơn (nhỏ hơn) 0 oC.
a) Vì – 3 °C < 0 °C (số nguyên âm nhỏ luôn nhỏ hơn 0)
Do đó ở nhiệt độ – 3 °C thì nước đóng băng là phát biểu đúng.
b) Vì 2 °C > 0 °C (số nguyên dương luôn lớn hơn 0)
Do đó ở nhiệt độ 2 °C thì nước chưa thể đóng băng hay phát biểu "ở nhiệt độ 2 °C thì nước đóng băng" là phát biểu sai.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 74 Bài 3: Phép cộng các số nguyên - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 2. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.
Giải bài tập trang 78, 79 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 4. Nhiệt độ lúc 6 giờ là -3 độ C, đến 12 giờ nhiệt độ tăng 10 độ C, đến 20 giờ nhiệt độ lại giảm độ 8 độ C. Nhiệt độ lúc 20 giờ là bao nhiêu?
Giải bài tập trang 82, 83 Bài 5: Phép nhân các số nguyên - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 9. Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là bao nhiêu tiền?
Giải bài tập trang 87 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên- SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 7. Một con ốc sên leo len một cây cao 8 m. Trong mỗi ngày (24 giờ), 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m. Quy ước quãng đường mà ốc sên leo lên 3 m là 3 m, quãng đường ốc sên tụt xuống 2 m là - 2m.