Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

SGK Toán 6 Cánh Diều

CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN

Giải bài tập trang 87 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên- SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 7. Một con ốc sên leo len một cây cao 8 m. Trong mỗi ngày (24 giờ), 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m. Quy ước quãng đường mà ốc sên leo lên 3 m là 3 m, quãng đường ốc sên tụt xuống 2 m là - 2m.

Bài 1 trang 87 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Tính:

a) (- 45) : 5;

b) 56 : 7;

c) 75 : 25;

d) (- 207) : (- 9).

Phương pháp: 

+ Chia hai số nguyên khác dấu:

  Bước 1: Bỏ dấu “-“ trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại.

  Bước 2: Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1.

  Bước 3: Thêm dấu “-“ trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

+ Chia hai số nguyên âm:

  Bước 1: Bỏ dấu “-‘ trước mỗi số.

  Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1 ta có thương cần tìm.

 Trả lời: 

a) (– 45) : 5 = – (45 : 5) = – 9. 

b) 56 : (– 7) = – (56 : 7) = – 8.

c) 75 : 25 = 3.

d) (– 207) : (– 9) = 207 : 9 = 23.

Bài 2 trang 87 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

So sánh:

a) 36 : (- 6) và 0;

b) (- 15) : (- 3) và (- 63) : 7

Phương pháp:

+ Thương của phép chia hai số nguyên khác dấu luôn là số âm.

+ Thương của phép chia hai số nguyên cùng dấu luôn là số dương.

Trả lời:

a) Ta có: 36 : (– 6) = – (36 : 6) = – 6 < 0 

Vậy 36 : (– 6) < 0.

b) Ta có: (– 15) : (– 3) = 15 : 3 = 5 > 0

(– 63) : 7 = – (63 : 7) = – 9 < 0

Do đó: 5 > – 9

Vậy (– 15) : (– 3) > (– 63) : 7. 

Nhận xét: Qua bài ta, ta thấy rằng: 

+ Thương của một số nguyên dương và một số nguyên âm (Thương của hai số nguyên khác dấu) là một số nguyên âm và nó nhỏ hơn 0. 

+ Thương của hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương và nó lớn hơn 0. 

Vậy ta có thể nhẩm nhanh việc so sánh các câu ở bài tập này như sau:

a) Vì 36 : (– 6) là thương của hai số nguyên khác dấu nên thương này là một số nguyên âm và nó nhỏ hơn 0. 

Vậy 36 : (– 6) < 0.

b) Vì (– 15) : (– 3) là thương của hai số nguyên cùng dấu nên nó là một số nguyên dương và  (– 63) : 7 là thương của hai số nguyên khác dấu nên nó là một số nguyên âm. 

Vậy (– 15) : (– 3) > (– 63) : 7. 

Bài 3 trang 87 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Tìm số nguyên x, biết:

a) (- 3) . x = 36;

b) (- 100) : (x + 5) = - 5.

Trả lời: 

a) (– 3) . x = 36 

               x = 36 : (– 3) 

            x = – (36 : 3) 

               x = – 12. 

Vậy x = – 12. 

b) (– 100) : (x + 5) = – 5

                     x + 5 = (– 100) : (– 5) 

                     x + 5 = 100 : 5

                     x + 5 = 20 

                     x       = 20 – 5 

                     x       = 15. 

Vậy x = 15. 

Bài 4 trang 87 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Nhiệt độ lúc 8 giờ trong 5 ngày liên tiếp là \( - 6^\circ C, - 5^\circ C, - 4^\circ ,2^\circ C,3^\circ C\). Tính nhiệt độ trung bình lúc 8 giờ sáng của 5 ngày đó.

Phương pháp: 

Nhiệt độ trung bình: Tính tổng nhiệt độ 5 ngày rồi chia 5.

Trả lời: 

Nhiệt độ trung bình lúc 8 giờ sáng của 5 ngày là:

[(- 6) + (- 5) + (- 4) + 2 + 3] : 5 = - 2\(\left( {^\circ C} \right)\).

Bài 5 trang 87 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a) – 36 chia hết cho – 9;

b) – 18 chia hết cho 5.

Phương pháp:

Nhận định tính đúng sai của các phát biểu và giải thích.

Trả lời:

a) Ta có: – 36 = (– 9) . 4 hay (– 36) : (– 9) = 4 

Do đó: – 36 chia hết cho – 9. 

Vậy phát biểu a) đúng. 

b) Ta có: – 18 = 5 . (– 3) + (– 3) 

Do đó – 18 không chia hết cho 5. 

Vậy phát biểu b) là sai. 

Bài 6 trang 87 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Tìm số nguyên x, biết:

a) 4 chia hết cho x.

b) -13 chia hết cho x+2.

Phương pháp:

a) x là ước nguyên của 4

b) x+2 là ước nguyên của -13

Trả lời: 

a) Vì 4 chia hết cho x nên x là các ước của 4 

Mà các ước của 4 là: – 1; 1; – 2; 2; – 4; 4 

Vậy các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu là: – 1; 1; – 2; 2; – 4; 4.

b) Vì – 13 chia hết cho x + 2 nên x + 2 là ước của – 13

Mà các ước của – 13 là: – 1; 1; 13; – 13

Nên ta có các trường hợp sau:

TH1: x + 2 = – 1  x = – 1 – 2 = – 3 (tm)

TH2: x + 2 = 1  x = 1 – 2 = – 1 (tm)

TH3: x + 2 = 13  x = 13 – 2 = 11 (tm)

TH4: x + 2 = – 13  x = – 13 – 2 = – 15 (tm)

Vậy các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu bài toán là: – 3; – 1; 11; – 15.

Bài 7 trang 87 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Một con ốc sên leo len một cây cao 8 m. Trong mỗi ngày (24 giờ), 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m. Quy ước quãng đường mà ốc sên leo lên 3 m là 3 m, quãng đường ốc sên tụt xuống 2 m là  - 2m.

a) Viết phép tính biểu thị quãng đường mà ốc sên leo được sau 2 ngày.

b) Sau 5 ngày thì ốc sên leo được bao nhiêu m?

c) Sau bao nhiêu giờ thì ốc sên chạm đến ngọn cây? Biết rằng lúc 0 giờ ốc sên ở gốc cây và bắt đầu leo lại.

Phương pháp: 

a)

+ Biểu thị quãng đường ốc sên leo trong một ngày.

+ Quãng đường ốc sên leo 2 ngày gấp 2 lần quãng đường 1 ngày.

b) Quãng đường ốc sên leo 5 ngày gấp 5 lần quãng đường 1 ngày.

c)

+ Ngọn cây 8m=5m+3m.

+ Tính số giờ leo được 5 m.

+ Tính số giờ leo 3m còn lại.

Trả lời: 

a) Quãng đường mà ốc sên leo được trong một ngày (24 giờ) được biểu thị bằng phép tính là: 

3 + (– 2)       (m)

Quãng đường mà ốc sên leo được trong 2 ngày được biểu thị bằng phép tính là: 

[3 + (– 2)] . 2         (m)

b) Sau 5 ngày, ốc sên leo được số m là: 

[3 + (– 2)] . 5 = 5 (m) 

c) Vì cây cao 8 m nên số giờ để ốc sên leo được 8 m chính là số giờ ốc sên chạm đến ngọn cây. 

Trong mỗi ngày, 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m.

Vậy sau 1 ngày (24 giờ) ốc sên sẽ leo được 1 m

Đến hết ngày thứ 7 (7 . 24 = 168 giờ) ốc sên leo được: 1 . 7 = 7 (m)

Sang ngày thứ 8, 12 giờ đầu ốc sên leo được 3 m, mà ốc sên chỉ cần leo thêm 1 m nữa là được 8 m (chạm tới

ngọn cây). Thời gian để ốc sên leo được thêm 1 m nữa là: 12 : 3 = 4 (giờ)

Do đó trong 4 giờ đầu của ngày thứ 8, ốc sên leo được thêm 1 m nữa là được 8 m (chạm tới ngọn cây).

Nên tổng số giờ: 168 + 4 = 172 giờ.

Vậy sau 172 giờ leo cây thì ốc sên chạm đến ngọn cây. 

a) Quãng đường mà ốc sên leo được trong một ngày (24 giờ) được biểu thị bằng phép tính là: 

3 + (– 2)       (m)

Quãng đường mà ốc sên leo được trong 2 ngày được biểu thị bằng phép tính là: 

[3 + (– 2)] . 2         (m)

b) Sau 5 ngày, ốc sên leo được số m là: 

[3 + (– 2)] . 5 = 5 (m) 

c) Vì cây cao 8 m nên số giờ để ốc sên leo được 8 m chính là số giờ ốc sên chạm đến ngọn cây. 

Trong mỗi ngày, 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m.

Vậy sau 1 ngày (24 giờ) ốc sên sẽ leo được 1 m

Đến hết ngày thứ 7 (7 . 24 = 168 giờ) ốc sên leo được: 1 . 7 = 7 (m)

Sang ngày thứ 8, 12 giờ đầu ốc sên leo được 3 m, mà ốc sên chỉ cần leo thêm 1 m nữa là được 8 m (chạm tới

ngọn cây). Thời gian để ốc sên leo được thêm 1 m nữa là: 12 : 3 = 4 (giờ)

Do đó trong 4 giờ đầu của ngày thứ 8, ốc sên leo được thêm 1 m nữa là được 8 m (chạm tới ngọn cây).

Nên tổng số giờ: 168 + 4 = 172 giờ.

Vậy sau 172 giờ leo cây thì ốc sên chạm đến ngọn cây. 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác