Bài 1 trang 104 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Xem Hình 28 và cho biết hình nào trong số các hình đó là hình bình hành
Phương pháp:
Hình bình hành là hình có các cặp cạnh đối song song.
Quan sát Hình 28, ta thấy
+) AB = CD; AD = BC (đếm số ô vuông); AB và CD song song với nhau; AD và BC song song với nhau nên ABCD là
hình bình hành.
+) EI = GH; EG = IH (đếm số ô vuông); EI song song với GH; EG song song IH nên IEGH là hình bình hành.
+) Hai hình còn lại không phải hình bình hành vì không có các cạnh đối bằng nhau.
Vậy trong Hình 28, có hai hình bình hành là ABCD và IEGH.
Bài 2 trang 104 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Một mảnh đất có dạng hình bình hành ABCD với AB = 47 m. Người ta mở rộng mảnh đất này thành hình bình hành AEGD có diện tích lớn hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189 \({m^2}\) và BE = 7m ( Hình 29). Tính diện tích mảnh đất ban đầu.
Phương pháp:
- Tìm chiều cao của hình bình hành CBEG: \(h = \frac{S}{a}\) với a là độ dài cạnh BE, S là diện tích.
- Chiều cao của hình bình hành CBEG bằng chiều cao của hình bình hành ABCD.
Phần đất mở rộng có diện tích 189 m2 chính là hình bình hành BEGC và hình bình hành này có cùng đường cao với hình bình hành ABCD.
Do đó đường cao của hình bình hành ABCD là:
189 : 7 = 27 (m)
Diện tích mảnh đất ban đầu (hay diện tích hình bình hành ABCD) là:
47 . 27 = 1 269 (m2)
Vậy diện tích mảnh đất ban đầu là 1 269 m2.
Bài 3 trang 104 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Sử dụng các mảnh bìa như Hình 21 trang 101 để ghép thành một hình bình hành.
Cắt các bìa rồi ghép lại với nhau.
Ta đặt tên các mảnh như sau:
Ta ghép thành hình bình hành:
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 106, 107 Bài 4: Hình thang cân - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 1 : Với một lần cắt hoặc gấp, hãy tạo ra hình thang cân từ: a) Mảnh bìa có dạng hình tam giác đều; b) Mảnh bìa có dạng hình lục giác đều.
Giải bài tập trang 109 Bài 5: Hình có trục đối xứng - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 1: Trong các hình 48, 49, 50, hình nào có trục đối xứng? Nếu là hình có trục đối xứng, hãy chỉ ra trục đối xứng của hình đó (kể cả màu sắc và họa tiết).
Giải bài tập trang 112 Bài 6: Hình có tâm đối xứng - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 1: Trong các hình từ Hình 66 đến Hình 69, hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó.
Giải bài tập trang 112 Bài 7: Đối xứng trong thực tiễn - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 1: Tìm hiểu thêm về tính đối xứng trong tự nhiên (với vật chất, cây cối, chim, thú); trong nghệ thuật, trang trí; trong thiết kế, công nghệ, …