Bài 1 trang 78 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Tính:
a) \(\left( { - 10} \right) - 21 - 18\)
b) \(24 - \left( { - 16} \right) + \left( { - 15} \right)\)
c) \(49 - \left[ {15 + \left( { - 6} \right)} \right]\)
d) \(\left( { - 44} \right) - \left[ {\left( { - 14} \right) - 30} \right]\)
– Bỏ dấu ngoặc: Trước dấu ngoặc có dấu “–” , ta đổi dấu của số hạng trong ngoặc: dấu “+” thành dấu “– ” và ngược lại.
– Trừ số nguyên: \(a + b = a + \left( { - b} \right)\)
a) (– 10) – 21 – 18
= (– 10) + (– 21) – 18
= – (10 + 21) – 18
= (– 31) – 18
= (– 31) + (– 18)
= – (31 + 18)
= – 49.
b) 24 – (– 16) + (– 15)
= 24 + 16 + (– 15)
= 40 + (– 15)
= 40 – 15
= 25.
c) 49 – [15 + (– 6)]
= 49 – (15 – 6)
= 49 – 9
= 40.
d) (– 44) – [(– 14) – 30]
= (– 44) – [(– 14) + (– 30)]
= (– 44) – [– (14 + 30)]
= (– 44) – (– 44)
= (– 44) + 44
= 0. (cộng hai số đối)
Bài 2 trang 78 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Tính một cách hợp lí:
a) \(10 - 12 - 8\).
b) \(4 - \left( { - 15} \right) - 5 + 6\).
c) \(2 - 12 - 4 - 6\).
d)\( - 45 - 5 - \left( { - 12} \right) + 8\).
a) 10 – 12 – 8
= 10 – (12 + 8) (quy tắc dấu ngoặc)
= 10 – 20
= 10 + (– 20)
= – (20 – 10)
= – 10.
b) 4 – (– 15) – 5 + 6
= (4 + 6) – (– 15) – 5 (tính chất giao hoán và kết hợp)
= 10 – (– 15 + 5) (quy tắc dấu ngoặc)
= 10 – [– (15 – 5)]
= 10 – (– 10)
= 10 + 10 = 20.
c) 2 – 12 – 4 – 6
= (2 – 12) – (4 + 6) (quy tắc dấu ngoặc)
= [2 + (– 12)] – 10
= [– (12 – 2)] – 10
= (– 10) – 10
= (– 10) + (– 10)
= – (10 + 10) = – 20.
d) – 45 – 5 – (– 12) + 8
= – (45 + 5) – [(– 12) – 8] (quy tắc dấu ngoặc)
= (– 50) – [(– 12) + (– 8)]
= (– 50) – [– (12 + 8)]
= (– 50) – (– 20)
= (– 50) + 20
= – (50 – 20)
= – 30.
Bài 3 trang 78 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Tính giá trị biểu thức:
a) \(\left( { - 12} \right) - x\) với \(x = -28\);
b) \(a - b\) với \(a = 12,b = - 48\).
a)
- Thay \(x = 28\) vào x ở \(\left( { - 12} \right) - x\).
- Lấy \(\left( { - 12} \right)\) cộng với số đối của -28.
b)
- Thay \(a = 12,b = - 48\) vào \(a - b\).
- Lấy 12 cộng với số đối của \( - 48\).
Phương pháp:
a) Với x = – 28 thay vào biểu thức (– 12) – x ta được:
(– 12) – x = (– 12) – (– 28) = (– 12) + 28 = 28 – 12 = 16.
Vậy biểu thức đã cho có giá trị là 16 với x = – 28.
b) Với a = 12, b = – 48 thay vào biểu thức a – b ta được:
a – b = 12 – (– 48) = 12 + 48 = 60
Vậy giá trị của biểu thức đã cho là 60 với a = 12 và b = – 48.
Bài 4 trang 78 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Nhiệt độ lúc 6 giờ là \( - 3^\circ C\), đến 12 giờ nhiệt độ tăng \(10^\circ C\), đến 20 giờ nhiệt độ lại giảm \(8^\circ C\). Nhiệt độ lúc 20 giờ là bao nhiêu?
- Nhiệt độ tăng là phép cộng, giảm là phép trừ.
- Lấy \( - 3^\circ C\) cộng \(10^\circ C\) rồi trừ \(8^\circ C\).
Nhiệt độ lúc 20 giờ là:
\(\begin{array}{l}\left( { - 3} \right) + 10 - 8\\ = 7 - 8\\ = - 1\left( {^\circ C} \right)\end{array}\)
Vậy nhiệt độ lúc 20 gờ là \( - 1^\circ C\).
Bài 5 trang 78 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Dùng máy tính cầm tay để tính:
56 – 182; 346 – (- 89); (-76) – (103).
Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được:
56 – 182 = – 126;
346 – (– 89) = 435;
(– 76) – (103) = – 179.
Câu hỏi:
Đố vui. Em hãy dựa vào thông tin mỗi bức ảnh để tính tuổi của các nhà bác học sau:
+) Quan sát bức ảnh đầu tiên, người ta viết thông tin nhà bác học Archimedes (287 – 212 trước Công nguyên) có nghĩa là nhà bác học này sinh năm 287 trước Công nguyên và mất năm 212 trước Công nguyên. Hay nói cách khác là nhà bác học Archimedes sinh năm – 287 và mất vào năm – 212.
Khi đó, ta có tuổi của nhà bác học Archimedes là: (– 212) – (– 287) = 75 tuổi.
(Để tính tuổi, ta lấy năm mất trừ đi năm sinh).
+) Tương tự, quan sát bức ảnh thứ hai, ta thấy nhà bác học Pythagoras sinh năm 570 trước Công nguyên và mất năm 495 trước Công nguyên, có nghĩa là nhà bác học này sinh năm – 570 và mất năm – 495.
Khi đó, ta có tuổi của nhà bác học Pythagoras là: (– 495) – (– 570) = 75 tuổi.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 82, 83 Bài 5: Phép nhân các số nguyên - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 9. Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là bao nhiêu tiền?
Giải bài tập trang 87 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên- SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 7. Một con ốc sên leo len một cây cao 8 m. Trong mỗi ngày (24 giờ), 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m. Quy ước quãng đường mà ốc sên leo lên 3 m là 3 m, quãng đường ốc sên tụt xuống 2 m là - 2m.
Giải bài tập trang 88 Bài tập cuối chương 2 - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 1: Sử dụng số nguyên âm để thể hiện các tình huống sau: a) Nợ 150 nghìn đồng; b) 600 m dưới mực nước biển; c) 12 độ dưới 0 °C.
Giải bài tập trang 96, 97 Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 1 : Cho lục giác đều ABCDEG. Các đường chéo chính AD, BE, CG, cắt nhau tại O (Hình 9).