Bài 6.27 trang 21, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Thay dấu “?” bằng số thích hợp trong bảng sau:
Trả lời:
Cột thứ hai:
\(a = \dfrac{9}{{25}},b = 1\)nên dấu “?” đầu tiên là \(a.b = \dfrac{9}{{25}}.1 = \dfrac{9}{{25}}\)
Dấu “?” thứ hai là \(a:b = \dfrac{9}{{25}}:1 = \dfrac{9}{{25}}\)
Tương tự với \(a = 12,b = \dfrac{{ - 9}}{8}\), khi đó
\(\begin{array}{l}a.b = 12.\dfrac{{ - 9}}{8} = \dfrac{{12.\left( { - 9} \right)}}{{.8}} = \dfrac{{ - 27}}{2}\\a:b = 12:\dfrac{{ - 9}}{8} = 12.\dfrac{8}{{ - 9}} = \dfrac{{12.8}}{{ - 9}} = \dfrac{{ - 32}}{3}\end{array}\)
Với \(a = \dfrac{{ - 5}}{6},b = 3\)
\(\begin{array}{l}a.b = \dfrac{{ - 5}}{6}.3 = \dfrac{{ - 5}}{2}\\a:b = \dfrac{{ - 5}}{6}:3 = \dfrac{{ - 5}}{6}.\dfrac{1}{3} = \dfrac{{ - 5}}{{18}}\end{array}\)
Vậy ta có:
Bài 6.28 trang 21, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Tính:
a) \(\dfrac{7}{8} + \dfrac{7}{8}:\dfrac{1}{8} - \dfrac{1}{2}\)
b) \(\dfrac{6}{{11}} + \dfrac{{11}}{3}.\dfrac{3}{{22}}\)
Trả lời:
a) \(\dfrac{7}{8} + \dfrac{7}{8}:\dfrac{1}{8} - \dfrac{1}{2}\)
\(\begin{array}{l} = \dfrac{7}{8} + \dfrac{7}{8}.8 - \dfrac{1}{2}\\ = \dfrac{7}{8}.1 + \dfrac{7}{8}.8 - \dfrac{1}{2}\\ = \left( {\dfrac{7}{8}.1 + \dfrac{7}{8}.8} \right) - \dfrac{1}{2}\\ = \dfrac{7}{8}.\left( {1 + 8} \right) - \dfrac{1}{2} = \dfrac{7}{8}.9 - \dfrac{1}{2}\\ = \dfrac{{63}}{8} - \dfrac{1}{2} = \dfrac{{63}}{8} - \dfrac{4}{8} = \dfrac{{63 - 4}}{8} = \dfrac{{59}}{8}\end{array}\)
b) \(\dfrac{6}{{11}} + \dfrac{{11}}{3}.\dfrac{3}{{22}}\)
\(\begin{array}{l} = \dfrac{6}{{11}} + \dfrac{{11.3}}{{3.22}} = \dfrac{6}{{11}} + \dfrac{1}{2}\\ = \dfrac{{12}}{{22}} + \dfrac{{11}}{{22}} = \dfrac{{12 + 11}}{{22}} = \dfrac{{23}}{{22}}\end{array}\)
Bài 6.29 trang 21, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Tính một cách hợp lí:
a) \(\dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{{13}} - \dfrac{3}{4}.\dfrac{{14}}{{13}}\)
b) \(\dfrac{5}{{13}}.\dfrac{{ - 3}}{{10}}.\dfrac{{ - 13}}{5}\)
Trả lời:
a) \(\dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{{13}} - \dfrac{3}{4}.\dfrac{{14}}{{13}}\)
\(\begin{array}{l} = \dfrac{3}{4}.\left( {\dfrac{1}{{13}} - \dfrac{{14}}{{13}}} \right) = \dfrac{3}{4}.\left( {\dfrac{{1 - 14}}{{13}}} \right)\\ = \dfrac{3}{4}.\dfrac{{-13}}{{13}} = \dfrac{3}{4}.(-1 )= \dfrac{-3}{4}\end{array}\)
b) \(\dfrac{5}{{13}}.\dfrac{{ - 3}}{{10}}.\dfrac{{ - 13}}{5}\)
\(\begin{array}{l} = \dfrac{5}{{13}}.\dfrac{{ - 13}}{5}.\dfrac{{ - 3}}{{10}} = \left( {\dfrac{5}{{13}}.\dfrac{{ - 13}}{5}} \right).\dfrac{{ - 3}}{{10}}\\ = \dfrac{{5.\left( { - 13} \right)}}{{13.5}}.\dfrac{{ - 3}}{{10}} = \left( { - 1} \right).\dfrac{{ - 3}}{{10}} = \dfrac{3}{{10}}\end{array}\)
Bài 6.30 trang 21, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Mỗi buổi sáng, Nam thường đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc 15 km/h và hết 20 phút. Hỏi quãng đường từ nhà Nam đến trường dài bao nhiêu ki lô mét?
Trả lời:
20 phút = \(\dfrac{{20}}{{60}} = \dfrac{1}{3}\) giờ.
Quãng đường từ nhà Nam đến trường là: \(15.\dfrac{1}{3} = \dfrac{{15}}{3} = 5km\)
Bài 6.31 trang 21, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Một hình chữ nhật có chiều dài là \(\dfrac{7}{2}\)cm, diện tích là \(\dfrac{{21}}{{10}}c{m^2}\). Tìm chiều rộng của hình chữ nhật
Trả lời:
Chiều rộng hình chữ nhật: \(\dfrac{{21}}{{10}}:\dfrac{7}{2} = \dfrac{{21}}{{10}}.\dfrac{2}{7} = \dfrac{{21.2}}{{10.7}} = \dfrac{3}{5}cm\)
Bài 6.32 trang 21, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Tìm x, biết:
a) \(x.\dfrac{7}{2} = \dfrac{7}{9}\) ;
b) \(x:\dfrac{8}{5} = \dfrac{5}{2}\)
Trả lời:
a)
\(x.\dfrac{7}{2} = \dfrac{7}{9}\)
\(\begin{array}{l}x = \dfrac{7}{9}:\dfrac{7}{2}\\x = \dfrac{7}{9}.\dfrac{2}{7}\\x = \dfrac{{7.2}}{{9.7}}\\x = \dfrac{2}{9}\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}x:\dfrac{8}{5} = \dfrac{5}{2}\\x = \dfrac{5}{2}.\dfrac{8}{5}\\x = \dfrac{{5.8}}{{2.5}}\\x = 4\end{array}\)
Bài 6.33 trang 21, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Lớp 6A có \(\dfrac{1}{3}\) số học sinh thích môn Toán. Trong số các học sinh thích môn Toán, có \(\dfrac{1}{2}\) số học sinh thích môn Ngữ văn. Hỏi có bao nhiêu phần số học sinh lớp 6A thích cả môn Toán và Ngữ văn?
Trả lời:
Số học sinh thích môn Ngữ văn bằng \(\dfrac{1}{2}\) số học sinh thích môn Toán nên số phần học sinh thích cả môn Toán và môn Ngữ văn trong lớp 6A là: \(\dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{3} = \dfrac{{1.1}}{{2.3}} = \dfrac{1}{6}\) học sinh lớp 6A
Vậy lớp 6A có \(\dfrac{1}{6}\) số học sinh thích cả 2 môn.
Giaibaitap.me
Giải bài 6.34; 6.35; 6.36; 6.37 trang 24 sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 27 hai bài toán về phân số
Giải bài 6.38; 6.39; 6.40; 6.41; 6.42; 6.43 trang 26 sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống - Luyện tập chung
Giải bài 6.44; 6.45; 6.46; 6.47; 6.48; 6.49; 6.50 trang 27 sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống - Bài tập cuối chương VI
Giải bài 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 trang 30 sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 28 số thập phân