Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

SGK Toán 6 Kết Nối Tri Thức

CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

Giải bài tập 3.1; 3.2; 3.3; 3.4; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8 trang 61 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 13 Tập hợp các số nguyên

Bài 3.1 trang 61 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT 

Câu hỏi:

Mỗi nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C?

Phương pháp: 

Quan sát các nhiệt để trả lời

Lời giải: 

Nhiệt độ mỗi nhiệt kế chỉ lần lượt là: -7 độ C; 31 độ C ; 0 độ C; -22 độ C

Bài 3.2 trang 61 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT 

Câu hỏi:

Hãy sử dụng số nguyên âm để diễn tả lại ý nghĩa của các câu sau đây:

a) Độ sâu trung bình của vịnh Thái Lan khoảng 45 m và độ sâu lớn nhất là 80 m dưới mực nước biển

b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là 25 độ C dưới 0 độ C

c) Năm 2012, núi lửa Havre (Bắc New Zealand) phun ra một tro từ độ sâu 700 m dưới mực nước biển.

Phương pháp:

- Độ sâu dưới mực nước biển tức là là độ cao là số nguyên âm

- Nhiệt độ dưới 0 độ C kí hiệu bằng số nguyên âm

Lời giải:

a) Độ cao trung bình của vịnh Thái Lan khoảng - 45m và độ cao thấp nhất là - 80m. 

b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình tháng 1 là -25 độ C.

c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ cao -700m.

Bài 3.3 trang 61 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT 

Câu hỏi:

Em hiểu ý nghĩa của mỗi câu sau như thế nào (diễn tả bằng một câu không sử dụng số km):

a) Khi máy bay ở độ cao 10 000 m, nhiệt độ bên ngoài có thể xuống đến -50 độ C;

b) Cá voi xanh có thể lặn được -2 500 m.

Phương pháp:

- Độ sâu dưới mức nước biển kí hiệu bằng số nguyên âm

- Nhiệt độ dưới 0 độ C kí hiệu bằng số âm

Lời giải:

a) Khi máy bay ở độ cao 10 000 m, nhiệt độ bên ngoài có thể xuống đến dưới 0 độ C

b) Cá voi xanh có thể lặn được độ sâu 2 500m dưới mực nước biển.

Bài 3.4 trang 61 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT 

Câu hỏi:

Hãy biểu diễn các số sau đây trên cùng một trục số: 3, -3, -5; 6; -4; 4.

Phương pháp:

Với a > 0

+Các số nguyên âm -a nằm về phía bên trái gốc O, cách gốc O a đơn vị .

+Các số nguyên dương a nằm về phía bên phải gốc O, cách gốc O a đơn vị.

Lời giải:

Biểu diễn các số sau đây trên cùng một trục số: 3; - 3; - 5; 6; - 4; 4.

+) Các số nguyên dương nằm bên phải số 0 là: 3; 4; 6

+) Các số nguyên âm nằm bên trái số 0 là: -3; -4; -5 

Bài 3.5 trang 61 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT 

Câu hỏi:

Các điểm A, B, C, D và E trong hình dưới đây biểu diễn những số nào?

Phương pháp:

Các số -a cách O a đơn vị nằm về phía bên trái O.

Các số a cách O a đơn vị nằm về phía bên phải O.

Lời giải:

Dựa vào hình vẽ ta thấy: Điểm D biểu diễn số 0; điểm E biểu diễn số -1

Xuất phát từ điểm E, di chuyển điểm E sang trái 4 đơn vị ta được điểm B nên điểm B biểu diễn số -5.

Xuất phát từ điểm D, di chuyển điểm D sang phải 5 đơn vị ta được điểm C nên điểm C biểu diễn số 5.

Xuất phát từ điểm C, di chuyển điểm C sang phải 4 đơn vị ta được điểm A nên điểm A biểu diễn số 9.

Vậy các điểm A, B, C, D, E lần lượt biểu diễn các số: 9; -5; 5; 0; -1.

Bài 3.6 trang 61 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT 
 
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần

-3; +4; 7; -7; 0; -1; +15; -8; 25.

Phương pháp:

Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số a nhỏ hơn số b.

Lời giải:

+) Các số nguyên âm là: -3; -7; -1; -8

Vì 8 > 7 > 3 > 1 nên -8 < -7 < -3 < -1 < 0 (1)

+) Các số nguyên dương là: +4; 7; 15; 25

Ta có: 0 < 4 < 7 < 15 < 25 (2)

Từ (1) và (2) ta được: -8 < -7 < -3 < -1 < 0 < 4 < 7 < 15 < 25

Bài 3.7 trang 61 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT 

Câu hỏi:

So sánh hai số:

a) -39 và - 54;

b) -3 179 và -3 279.

Phương pháp:

Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số a nhỏ hơn số b. Kí hiệu là a < b

Nếu a > b thì -a < -b

Lời giải:

a) Vì 39 < 54 nên -39 > -54;

b) Vì 3 179 < 3 279 nên – 3 179 > – 3 279.

Bài 3.8 trang 61 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT 

Câu hỏi:

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

Phương pháp:

a) Liệt kê các số nguyên lớn hơn hoặc bằng -2 và nhỏ hơn 4.

b) Liệt kê các số nguyên lớn hơn -2 và nhỏ hơn hoặc bằng 4.

Lời giải:

a) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn hoặc bằng -2 và nhỏ hơn 4 là: -2; -1; 0; 1; 2; 3

Do đó: A = {-2; -1; 0; 1; 2; 3} .

b) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn -2 và nhỏ hơn hoặc bằng 4 là: -1; 0; 1; 2; 3; 4

Do đó: B = { -1; 0; 1; 2; 3; 4}.

Giaibaitap.me 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác