Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

SGK Toán 6 Kết Nối Tri Thức

CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giải bài tập 2.1; 2.2; 2.3; 2.4; 2.5; 2.6; 2.7; 2.8; 2.9 trang 33 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 8 Quan hệ chia hết và tính chất.

Bài 2.1 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi:

Hãy tìm các ước của mỗi số sau: 30; 35; 17.

Phương pháp: 

Muốn tìm các ước của a (a > 1), ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem a chia hết cho số nào thì số đó là ước của a.

Lời giải: 

+) Lần lượt chia 30 cho các số tự nhiên từ 1 đến 30, ta thấy 30 chia hết cho 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30 nên Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.

+) Lần lượt chia 35 cho các số tự nhiên từ 1 đến 35, ta thấy 35 chia hết cho 1; 5; 7; 35 nên 

Ư(35) = {1; 5; 7; 35}. 

+) Lần lượt chia 17 cho các số tự nhiên từ 1 đến 17, ta thấy 17 chia hết cho 1; 17 nên 

Ư(17) = {1; 17}.

Bài 2.2 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi:

Trong các số sau, số nào là bội của 4?

16; 24; 35.

Phương pháp:

Để kiểm tra 1 số có phải là bội của 4 hay không, ta chia số đó cho 4

+ Nếu phép chia hết thì số đó là bội của 4

+ Nếu phép chia có dư thì số đó không là bội của 4

Lời giải:

Vì 16 : 4 = 4, 24 : 4 = 6, 35 : 4 = 8 (dư 3)

Nên 16 chia hết cho 4; 24 chia hết cho 4; 34 không chia hết cho 4. 

Vậy các số là bội của 4 là: 16; 24.

Bài 2.3 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi: 

Tìm các số tự nhiên x, y sao cho

a) x \( \in \) B(7) và x < 70;

b) y \( \in \) Ư(50) và y > 5.

Phương pháp: 

- Muốn tìm các ước của a (a > 1), ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem a chia hết cho số nào thì số đó là ước của a.

- Ta có thể tìm các bội của một số khác bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3,...

Lời giải: 

a) Lần lượt nhân 7 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; … ta được các bội của 7 là: 0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63; 70;…

Ta được B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63; 70;…}

Mà x  B(7) và x < 70 nên x  {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63}.

b) Lần lượt chia 50 cho các số từ 1 đến 50, ta thấy 50 chia hết cho 1; 2; 5; 10; 25; 50 nên 

Ư(50) = {1; 2; 5; 10; 25; 50}

Mà y  Ư(50) và y > 5 nên y  {10; 25; 50}.

Bài 2.4 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi: 

Không thực hiện phép tính, hãy cho biết tổng nào sau đây chia hết cho 5?

a) 15 + 1 975 + 2019;

b) 20 + 90 + 2025 + 2 050.

Phương pháp: 

Nếu a\( \vdots \)m, b\( \vdots \)m và c\(\not{ \vdots }\)m thì (a + b + c) \(\not{ \vdots }\)m.

Lời giải: 

a) Tổng (15 + 1 975 + 2 019) \(\not{ \vdots }\) 5 vì 15 \( \vdots \) 5 và 1 975 \( \vdots \) 5 nhưng 2 019 \(\not{ \vdots }\) 5

b) Tổng (20 + 90 + 2 025 + 2 050) \( \vdots \) 5 vì mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho 5.

Bài 2.5 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi:

Không thực hiện phép tính, hãy cho biết hiệu nào sau đây chia hết cho 8?

a) 100 – 40 ;

b) 80 – 16;

Phương pháp: 

Nếu a\( \vdots \)m và b\(\not{ \vdots }\)m thì (a - b) \(\not{ \vdots }\)m.

Nếu a\( \vdots \)m và b\( \vdots \) m thì (a - b) \( \vdots \)m.

Lời giải: 

a) Hiệu (100 - 40)\(\not{ \vdots }\) 8 vì 100 \(\not{ \vdots }\) 8 và 40 \( \vdots \) 8

b) Hiệu (80 - 16) \( \vdots \) 8 vì 80 \( \vdots \) 8 và 16 \( \vdots \) 8.

Bài 2.6 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi: 

Khẳng định nào sau đây là đúng?

a) 219 .7 + 8 chia hết cho 7;

b) 8 . 12 + 9 chia hết cho 3.

Phương pháp: 

Nếu a\( \vdots \)m và b\(\not{ \vdots }\)m thì (a + b) \(\not{ \vdots }\)m.

Nếu a\( \vdots \)m và b\( \vdots \) m thì (a + b) \( \vdots \)m.

Lời giải: 

a) Ta thấy 7 \( \vdots \) 7 nên (219 . 7) \( \vdots \) 7. Mà 8 \(\not{ \vdots }\) 7.

Do đó (219.7 + 8) \(\not{ \vdots }\) 7

Vậy khẳng định 219.7 + 8 chia hết cho 7 là sai

b) Ta thấy 12 \( \vdots \) 3 nên (8. 12) \( \vdots \) 3. Mà 9 \( \vdots \) 3

Do đó (8.12 + 9) \( \vdots \) 3

Vậy khẳng định 8.12 + 9 chia hết cho 3 là đúng

Bài 2.7 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi:

Cô giáo muốn chia đều 40 học sinh thành các nhóm để thực hiện các dự án học tập. Hoàn thành bảng sau vào vở (bỏ trống trong trường hợp không chia được).

Phương pháp: 

Số nhóm . số người mỗi nhóm =40 

\(\Rightarrow\) Số nhóm = 40 : số người mỗi nhóm

Số người mỗi nhóm = 40 : số nhóm

Lời giải:

Ta thấy số học sinh bằng số nhóm nhân với số người ở một nhóm (Số người, số nhóm đều là số tự nhiên khác 0)

Do đó: Số nhóm = Số học sinh : Số người ở một nhóm

            Số người ở một nhóm = Số học sinh : Số nhóm

Ta có bảng sau:

Số nhóm

Số người ở một nhóm

4

40 : 4 = 10

40 : 8 = 5

8

6

 

8

40 : 8 = 5

40 : 4 = 10

4

Với số nhóm là 6 thì số người ở một nhóm là: 40 : 6 vì  40 không chia hết cho 6 nên bỏ trống.

Bài 2.8 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi: 

Đội thể thao của trường có 45 vận động viên. Huấn luyện viên muốn chia thành các nhóm để tập luyện sao cho mỗi nhóm có ít nhất 2 người và không quá 10 người. Biết rằng các nhóm có số người như nhau, em hãy giúp huấn luyện viên chia nhé.

Lời giải: 

Gọi số người mỗi nhóm được chia là x (người)

Ta có mỗi nhóm có ít nhất 2 người và không quá 10 người nên 

Vì đội thể thao của trường có 45 vận động viên và huấn luyện viên chia thành các nhóm mà mỗi nhóm có số người như nhau nên x ∈ Ư(45) 

Ta lại có Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}

Mà 2 ≤ x ≤ 10 do đó x  {3; 5; 9}

Với số người mỗi nhóm được chia là 3 người thì số nhóm là: 45 : 3 = 15 (nhóm)

Với số người mỗi nhóm được chia là 5 người thì số nhóm là: 45 : 5 = 9 (nhóm)

Với số người mỗi nhóm được chia là 9 người thì số nhóm là: 45 : 9 = 5 (nhóm)

Vậy huấn luyện viên có thể chia thành 15 nhóm, 9 nhóm hoặc 5 nhóm

Bài 2.9 trang 33 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT

Câu hỏi: 

a) Tìm x thuộc tập {23; 24; 25; 26}, biết 56 – x chia hết cho 8;

b) Tìm x thuộc tập {22; 24; 45; 48}, biết 60 + x không chia hết cho 6.

Phương pháp: 

a) (56 – x) \({ \vdots }\) 8 mà 56 \( \vdots \) 8 nên x \( \vdots \) 8.

b) (60 + x) \(\not{ \vdots }\) 6 mà 60 \( \vdots \) 6 nên x\(\not{ \vdots }\) 6.

Lời giải: 

a) Vì 56 - x chia hết cho 8 mà 56 chia hết cho 8 nên theo tính chất chia hết của một hiệu thì x chia hết cho 8

Mà x thuộc tập {23; 24; 25; 26}, trong các số đó, chỉ có số 24 chia hết cho 8 nên x = 24

Vậy x ∈ 24 .

b) Vì 60 + x không chia hết cho 6 mà 60 chia hết cho 6 nên x không chia hết cho 6

Mà x thuộc tập {22; 24; 45; 48}, trong các số đó thì có hai số 22 và 45 không chia hết cho 6 nên x = 22 hoặc x = 45

Vậy x ∈ { 22;45 }.

Giaibaitap.me 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác