Bài 1.13 trang 14 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 3 532 và 3 529 để được sáu số tự nhiên rồi sắp xếp sáu số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Phương pháp:
Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 3 532 và 3 529 để được sáu số tự nhiên, rồi so sánh để viết sáu số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Trả lời:
Số liền trước của số 3532 là: 3531
Số liền sau của số 3532 là: 3533
Số liền trước của số 3529 là: 3528
Số liền sau của số 3529 là: 3530
Ta thu được 6 số tự nhiên là:
3532; 3531; 3533; 3528; 3529; 3530
Vì 3528 < 3529 < 3530 < 3531 < 3532 < 3533
Sáu số trên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
3528; 3529; 3530; 3531; 3532; 3533.
Bài 1.14 trang 14 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai điểm a và c. Hãy dùng kí hiệu "=" để mô tả thứ tự của ba số a, b, c. Cho ví dụ bằng số cụ thể.
Phương pháp:
Nếu a < b thì trên tia số, a nằm bên trái b .
Trả lời:
Vì số a nhỏ nhất nên điểm a nằm bên trái hai điểm b và c.
Mà điểm b nằm giữa hai điểm a và c nên điểm b nằm bên trái điểm c
Do đó b < c
Vì a bé nhất nên ta có a < b < c
* Ví dụ: a = 5; b = 7; c = 8 thỏa mãn a < b < c (do 5 < 7 < 8)
Số 5 bé nhất và điểm 7 nằm giữa hai điểm 5 và 8 trên tia số.
Bài 1.15 trang 14 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) M = {\(x \in \mathbb{N}\)|10 \( \le \)x< 15)
b) K = {\(x \in {\mathbb{N}^*}\)| x\( \le \)3}
c) L = {\(x \in \mathbb{N}\)| x\( \le \) 3}
Phương pháp:
Liệt kê các phần tử của các tập hợp theo yêu cầu đề bài, mỗi phần tử chỉ viết 1 lần và cách nhau bởi dấu chấm phẩy.
Trả lời:
a) M = {x ∈ ℕ | 10 ≤ x < 15}
Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng ở trên, ta thấy M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 15, đó là các số: 10; 11; 12; 13; 14.
Vậy bằng cách cách liệt kê các phần tử, ta có: M = {10; 11; 12; 13; 14}.
b) K = {x ∈ ℕ* | x ≤ 3}
Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng ở trên, ta thấy K là tập hợp các số tự nhiên x khác 0 (do x ∈ ℕ*) thỏa mãn x nhỏ hơn hoặc bằng 3, do đó x là các số: 1; 2; 3.
Vậy bằng cách cách liệt kê các phần tử, ta có: K = {1; 2; 3}.
c) L = {x ∈ ℕ | x ≤ 3}
Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng ở trên, ta thấy L là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 3, đó là các số: 0; 1; 2; 3.
Do đó bằng cách cách liệt kê các phần tử, ta có: L = {0; 1; 2; 3}.
Bài 1.16 trang 14 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Cường đặt tên các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao bạn Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150cm, bạn Bắc cao 153cm, bạn Cường cao 148cm. Theo em, Cường giải thích như thế có đúng không? Nếu không thì phải sửa như nào cho đúng?
Phương pháp:
So sánh chiều cao của các bạn rồi sắp xếp theo thứ tự tăng dần để rút ra nhận xét.
Trả lời:
Vì cách đặt tên các điểm được đánh dấu tương tự như việc đặt tên các điểm trên tia số.
Chiều cao của các bạn theo thứ tự tăng dần là 148cm, 150cm, 153cm (do 148 < 150 < 153) ứng với chiều cao của Cường, An và Bắc
Do vậy cần đánh dấu các điểm theo thứ tự từ dưới lên là C, A, B.
Vì thế mà Cường đặt tên các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao bạn Bắc và C ứng với chiều cao của Cường là sai.
Giaibaitap.me
Giải bài tập 1.17; 1.18; 1.19; 1.20; 1.21; 1.22 trang 16 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên.
Giải bài tập 1.23; 1.24; 1.25; 1.26; 1.27; 1.28; 1.29; 1.30 trang 19 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên.
Giải bài tập 1.31; 1.32; 1.33; 1.34; 1.35 trang 21 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài Luyện tập chung.
Giải bài tập 1.36; 1.37; 1.38; 1.39; 1.40; 1.41; 1.42; 1.43; 1.44; 1.45 trang 24 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 6 Lũy thừa với số mũ tự nhiên.