Bài 1 trang 16 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Tính
a) 127+39+73
b) 417-17-299;
c) 135+360+65+40;
d) 981-781+29
Phương pháp:
- Sử dụng tính chất giao hoán.
- Sử dụng tính chất kết hợp.
Trả lời:
a) 127 + 39 + 73
= 127 + 73 + 39 (tính chất giao hoán)
= (127 + 73) + 39 (tính chất kết hợp)
= 200 + 39
= 239.
b) 135 + 360 + 65 + 40
= 135 + 65 + 360 + 40 (tính chất giao hoán)
= (135 + 65) + (360 + 40) (tính chất kết hợp)
= 200 + 400
= 600.
c) 417 – 17 – 299
= (417 – 17) – 299 (tính chất kết hợp)
= 400 – 299
= 101.
d) 981 – 781 + 29
= (981 – 781) + 29 (tính chất kết hợp)
= 200 + 29
= 229.
Bài 2 trang 16 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Có thể tính nhẩm tổng bằng cách tách một số hạng thành tổng của hai số hạng khác.
Hãy tính nhẩm:
a) 79+65
b) 996+45
c) 37+198
d) 3 492+319.
Phương pháp:
- Tách số bé hơn thành hai số sao cho số lớn hơn cộng với một trong hai số đó bằng một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.
- Cộng thêm số còn lại sau khi tách.
Trả lời:
a) 79 + 65 = 79 + (21 + 44) = (79 + 21) + 44 = 100 + 44 = 144.
Hoặc ta có thể làm cách khác như sau:
79 + 65 = (44 + 35) + 65 = 44 + (35 + 65) = 44 + 100 = 144.
b) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041.
c) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235.
d) 3 492 + 319 = 3 492 + (8 + 311) = (3 492 + 8) + 311 = 3 500 + 311 = 3 811.
Bài 3 trang 16 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Có thể tính nhẩm hiệu bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp.
Hãy tính nhẩm:
a) 321 - 96
b) 1 454 - 997
c) 561 - 195
d) 2 572 - 994.
Phương pháp:
- Thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số sao cho số trừ mới là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.
- Lấy Số bị trừ mới trừ đi số trừ mới.
Trả lời:
a) 321 – 96 = (321 + 4) – (96 + 4) = 325 – 100 = 225.
b) 1 454 – 997 = (1 454 + 3) – (997 + 3) = 1 457 – 1 000 = 457.
c) 561 – 195 = (561 + 5) – (195 + 5) = 566 – 200 = 366.
d) 2 572 – 994 = (2 572 + 6) – (994 + 6) = 2 578 – 1000 = 1 578.
Bài 4 trang 17 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội – Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:
a) Hãy tính quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải phòng.
b) Hãy tính thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương; từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng.
c) Tàu dừng bao lâu ở ga Hải Dương? Ở ga Phú Thái?
d) Tính thời gian tàu thực chạy trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng.
Phương pháp:
a)
- Quãng đường trong bảng là quãng đường từ ga Hà Nội (mốc 0 km) đến các ga trong mỗi cột.
- Quãng đường: lấy địa điểm ở cột bên phải trừ cột bên trái.
b)
- Thời gian Hà Nội đến Hải Dương: Lấy giờ đến Hải Dương trừ giờ đi Hà Nội.
- Thời gian Hà Nội đến Hải Phòng: Lấy giờ đến Hải Dương trừ giờ đi Hà Nội.
c)
- Thời gian dừng tàu tại một ga: Giờ đi trừ giờ đến trong cột ga đó.
d)
- Tính thời gian đi từ Gia Lâm đến Hải Phòng.
- Tính tổng thời gian chờ tại từng ga Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái, Thượng Lý.
Thời gian thực chạy = Thời gian đi - Thời gian dừng.
Trả lời:
a) Quan sát bảng trên ta thấy ở cột ga Gia Lâm hàng quãng đường ghi là 5 km, cột ga Hải Dương hàng quãng đường ghi là 57 km, cột ga Hải Phòng hàng quãng đường ghi là 102 km.
Do đó ta có:
+ Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương là:
57 – 5 = 52 (km)
+ Quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng là:
102 – 57 = 45 (km).
Vậy quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương là 52 km và quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng là 45 km.
b) Để tính thời gian đi của tàu từ ga này đến ga khác, ta lấy thời gian đến trừ đi thời gian đi.
Quan sát bảng đã cho ta thấy, ở cột ga Hà Nội hàng giờ đi ghi là 06:00 hay 6 giờ, ở cột ga Hải Dương hàng giờ đến là 07:15 hay 7 giờ 15 phút, ở cột ga Hải Phòng hàng giờ đến là 08:25 hay 8 giờ 25 phút.
Khi đó ta có
+ Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương là:
7 giờ 15 phút – 6 giờ = 1 giờ 15 phút
+ Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng là:
8 giờ 25 phút – 6 giờ = 2 giờ 25 phút
Vậy thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương là 1 giờ 15 phút, thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng là 2 giờ 25 phút.
c) Thời gian tàu dừng tại ga là khoảng thời gian giữa giờ đến và giờ đi tại ga đó.
Do đó:
+ Thời gian tàu dừng ở ga Hải Dương là:
7 giờ 20 phút – 7 giờ 15 phút = 5 phút
+ Thời gian tàu dừng ở ga Phú Thái là:
7 giờ 48 phút – 7 giờ 46 phút = 2 phút
Vậy tàu dừng 5 phút ở ga Hải Dương và dừng 2 phút ở ga Phú Thái.
d) Tính thời gian thực chạy của tàu, tức là không tính thời gian nghỉ tại ga của tàu (khoảng thời gian giữa giờ đến và giờ đi tại một ga).
Thời gian tàu đi (kể cả thời gian dừng tại mỗi ga) từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là:
8 giờ 25 phút – 6 giờ 16 phút = 2 giờ 9 phút
Đi từ Gia Lâm đến Hải Phòng, tàu đi qua và dừng nghỉ tại các ga: Cẩm Giàng; Hải Dương; Phú Thái; Thượng Lý.
Ở ga Cẩm Giàng tàu dừng: 6 giờ 56 phút – 6 giờ 54 phút = 2 phút
Ở ga Hải Dương tàu dừng 5 phút (theo câu c)
Ở ga Phú Thái tàu dừng 2 phút (theo câu c)
Ở ga Thượng Lý tàu dừng: 8 giờ 15 phút – 8 giờ 13 phút = 2 phút
Do đó tổng thời gian dừng nghỉ của tàu khi đi từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là:
2 phút + 5 phút + 2 phút + 2 phút = 11 phút
Thời gian thực chạy của tàu trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là:
2 giờ 9 phút – 11 phút = 1 giờ 58 phút
Vậy thời gian thực chạy của tàu trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là 1 giờ 58 phút.
Bài 5 trang 17 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh cần nhiều nước. Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi mỗi ngày khoảng 450ml qua da (mồ hôi), 550 ml qua hít thở, 150 ml qua đại tiện, 350 ml qua trao đổi chất, 1 500 ml qua tiểu tiện.
(Nguồn: Mathe live 6, Bộ Văn hóa Niedersachsen, 2012)
a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày khoảng bao nhiêu?
b) Qua việc ăn uống, mỗi ngày cơ thể hấp thụ được khoảng 1 000 ml nước. Một người trưởng thành cần phải uống
thêm khoảng bao nhiêu nước đẻ cân bằng lượng nước đã mất trong ngày?
Phương pháp:
a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày bằng tổng lượng nước bị mất qua da,
qua hít thở, qua đại tiện, qua trao đổi chất, qua tiểu tiện.
b) Lượng nước cần uống thêm bằng lượng nước đã mất trừ lượng nước hấp thụ được.
Trả lời:
a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mấy đi trong một ngày khoảng:
450 + 550 + 150 + 350 + 1 500 = 3 000 (ml nước)
b) Lượng nước một người thành cần phải uống thêm để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày là:
3 000 – 1 000 = 2 000 (ml nước)
Đáp số: a) 3 000 ml nước
b) 2 000 ml nước.
Bài 6 trang 17 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Sử dụng máy tính cầm tay
Dùng máy tính cầm tay để tính:
1 234+567;
413-256;
654-450-74.
Phương pháp:
- Nhập các số và dấu phép tính từ trái qua phải.
Trả lời:
Sử dụng máy tính cần tay ta tính được:
a) 1 234 + 567 = 1 801;
b) 413 – 256 = 157;
c) 654 – 450 – 74 = 130.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 12, 13 Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 2 trang 21 Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí: a) 50 . 347 . 2; b) 36 . 97 + 97 . 64;
Giải bài tập trang 24, 25 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 4 trang 25 Toán lớp 6 Tập 1: Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
Giải bài tập trang 29 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 6 trang 29 Toán lớp 6 Tập 1: Trên 1 cm2 mặt lá có khoảng 30 000 lỗ khí.
Giải bài tập trang 34 Bài 7: Quan hệ chia hết Tính chất chia hết - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 6 Chỉ ra ba số tự nhiên m, n, p thỏa mãn các điều kiện sau: m không chia hết cho p và n không chia