Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài tập cuối chương 2

Bài 1 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Tính:

a) 73 – (2 – 9);      b) (- 45) – (27 – 8).

Phương pháp:
 
Sử dụng quy tắc dấu ngoặc để phá dấu.
 
Lời giải: 

a) 73 – (2 – 9) = 73 – (-7) = 73 + 7 = 80;

b) (- 45) – (27 – 8) = (-45) – 19 = (-45) + (-19) = -64.

Bài 2 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Tìm hai số nguyên x, thỏa mãn:

a) x2 = 4;        b) x2 = 81.

Phương pháp:
 
\({x^2} = a^2\) thì x =a hoặc x = -a
 
Lời giải:

a) x2 = 4

x2 = 22 hoặc x2 = (-2)2

x = 2 hoặc x = -2.

Vậy x = 2 hoặc x = -2.

b) x= 81 

x2 = 92 hoặc x2 = (-9)2

x = 9 hoặc x = - 9.

Vậy x = 9 hoặc x = - 9.

Bài 3 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Tính các thương sau:

a) 12:6;              b) 24:(- 8);

c) (- 36):9;         d) (- 14):(- 7).

Phương pháp:

Thương của hai số cùng dấu mang dấu dương, trái dấu mang dấu âm.

Lời giải:

a) 12:6 = 2;

b) 24:(- 8) = - (24 : 8) = -3;

c) (- 36):9 = - (36 : 9) = -4;

d) (- 14):(- 7) = 14 : 7 = 2.

Bài 4 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Cho biết năm sinh của một số nhà toán học.

 

Em hãy sắp xếp các số chỉ năm sinh của các nhà toán học theo thứ tự giảm dần.

Phương pháp:

Biểu diễn năm sinh của các nhà toán học bằng số nguyên rồi so sánh

Lời giải:

Archimedes có năm sinh 287 TCN nghĩa là năm thứ -287;

Pythagore có năm sinh 570 TCN nghĩa là năm thứ - 570;

Thales có năm sinh 624 TCN nghĩa là năm thứ - 624;

Ta có: 1 601 > 1 596 > 1 441 > - 287 > - 570 > - 624.

Số chỉ các năm sinh giảm dần: 

1 601; 1 596; 1 441; - 287; - 570; - 624.

Bài 5 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Một máy bay đang bay ở độ cao 5000m trên mực nước biển, tình cờ ngay bên dưới máy bay có một chiếc tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 1200m dưới mực nước biển. Tính khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm.

Phương pháp:

Lấy độ cao của máy bay trừ cho độ cao của tàu ngầm.

Lời giải:

Độ cao của tàu ngầm là: -1200 m.

Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là:

5 000 – (-1 200) = 5 000 + 1 200 = 6 200 (m)

Vậy khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm là 6 200 m.

Bài 6 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Đố vui

Tìm số nguyên thích hợp thay cho mỗi dấu? Trong bảng dưới đây sao cho tích của ba số ở ba ô liền nhau đều bằng 60:

Phương pháp: 

Số thứ 3 là số 3. Số thứ 4 nhân số thứ 5 bằng 20. Số thứ 4 nhân số thứ 5 nhân số thứ 6 bằng 60 nên số thứ 6 là số 3.

Tương tự... 

Lời giải:

a

b

3

c

d

e

f

g

h

-4

i             

Theo quy luật, tích ở ba ô liên tiếp đều bằng 60, nghĩa là d.e.f = 60; e.f.g = 60

Suy ra: d.e.f= e.f.g   d  = g.

Tương tự ta cũng sẽ có a.b.3 = 60 = b.3.c

Suy ra a = c. 

Chứng minh hoàn toàn tương tự ta được: a = c = f = -4; b = d = g = i = x; 3 = e = h 

Khi đó ta có dãy số:

-4

x

3

-4

x

3

-4

x

3

-4

x            

Ta lại có: (-4).x.3 = 60

Suy ra  

Vậy điền dãy số hoàn chỉnh như sau:

-4

-5

3

-4

-5

3

-4

-5

3

-4

-5           

Bài 7 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Hình vẽ dưới đây biểu diễn một người đi từ O đến A rồi quay về B. Đặt một bài toán phù hợp với hình vẽ.

Phương pháp:

Người đó đi về phía bên phải là chiều dương, phía trái là âm.

Lời giải:

Bài toán: Một người đang đứng yên ở điểm O, người đó bước đi về điểm A bên trái 15  bước, rồi đi ngược lại về điểm B bên phải 25 bước (biết rằng các bước chân của người đó là như nhau).

a) Hỏi người đó đi từ O đến B hết bao nhiêu bước

b) So sánh số trên với tổng của hai số nguyên (- 15) + 25.

Lời giải bài toán

a) Người đó đi từ O đến B hết số bước chân là: 25 -15 = 10 ( bước).

b) Ta có: (-15) + 25 = 25 – 15 = 10. 

Bài 8 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Một công ti có 3 cửa hàng A, B, C, kết quả kinh doanh sau một năm của từng cửa hàng như sau:

Cửa hàng A: lãi 225 triệu đồng.

Cửa hàng B: lỗ 280 triệu đồng.

Cửa hàng C: lãi 655 triệu đồng.

Hỏi bình quân mỗi tháng công ti lãi hay lỗ bao nhiêu tiền từ ba cửa hàng đó?

Phương pháp: 

Tính tổng số tiền lãi, lỗ của cả công ti trong một năm rồi chia 12.

Lời giải: 

Cửa hàng A lãi 225 triệu đồng được biểu diễn: 225 (triệu đồng).

Cửa hàng B lỗ 280 triệu đồng được biểu diễn: - 280 (triệu đồng).

Cửa hàng C lãi 665 triệu đồng được biểu diễn: 655 (triệu đồng).

Tổng kết quả kinh doanh trong 12 tháng của ba cửa hàng A, B, C là: 

225 + (-280) + 655 = 600 (triệu đồng).

Mỗi tháng doanh thu của công ty là: 600:12 = 50 (triệu đồng).

Vậy bình quân mỗi tháng công ty lãi 50 triệu đồng từ ba cửa hàng A, B, C.

Giaibaitap.me 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác