Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN. CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 79 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 1: Hình vuông - Tam giác đều - Lục giác đều.

Bài 1 trang 79 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

 Quan sát hình dưới đây rồi cho biết hình nào là hình vuông, hình nào là hình tam giác đều, hình nào là hình lục giác
 
 
đều.
 
Phương pháp:

Đo các cạnh và các góc bằng góc vuông là hình vuông.

Hình vuông: 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau

Hình tam giác đều: 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau.

Hình lục giác đều: 6 cạnh bằng nhau và 6 góc bằng nhau.

Lời giải: 

Quan sát hình vẽ và tiến hành đo ta thấy:

- Hình vuông: b;

- Hình tam giác đều: c;

- Hình lục giác đều: g.

Bài 2 trang 79 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Dùng thước và êke để vẽ hình vuông cạnh 7 cm vào vở. Kẻ thêm hai đường chéo rồi dùng compa đo và so sánh

độ dài của chúng.

Phương pháp: 

Dùng thước và êke để vẽ hình vuông cạnh 7 cm vào vở

Lời giải:

+) Vẽ hình vuông cạnh 7cm

- Vẽ cạnh CD = 7cm.

- Vẽ đường thẳng qua C vuông góc với CD. Trên đường thẳng này lấy điểm B sao cho BC = 7cm.

- Vẽ đường thẳng qua D vuông góc với CD. Trên đường thẳng này lấy điểm A sao cho AD = 7cm.

- Nối A với B ta được hình vuông ABCD.

+) Hai đường chéo của hình vuông ABCD là AC và BD

Mở compa một đoạn bằng AC, giữ nguyên compa thực hiện đo đoạn compa vừa rồi vào cạnh BD ta thấy trùng khít.

Vậy AC = BD.

Bài 3 trang 79 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi: 

Dùng thước và êke để kiểm tra xem hình MNPQ cho trong hình bên có phải là hình vuông không.

 

Phương pháp: 

- Dùng thước đo độ dài đoạn thẳng.

- Dùng êke đo góc.

Hình vuông là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc bằng nhau

Lời giải:

Dùng thước đo độ dài của các cạnh MN, MQ, PQ, NP ta thấy chúng bằng nhau.

Sử dụng eke đo các góc M, N, P, Q đều bằng 900.

Từ những dữ liệu trên ta kết luận được MNPQ là hình vuông.

Bài 4 trang 79 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi: 

Dùng thước và compa để vẽ hình tam giác đều cạnh 4 cm.

Phương pháp:

- Vẽ cạnh bằng thước thẳng.

- Sử dụng compa xác định đỉnh còn lại của hình tam giác đều

Lời giải:

- Vẽ đoạn thẳng BC = 4 cm.

- Vẽ đường tròn tâm C bán kính 4 cm và đường tròn tâm B bán kính 4 cm. 

- Gọi A là một trong hai giao điểm của đường tròn. 

Khi đó ta có: AB = AC = BC = 4 cm, các góc của tam giác ABC bằng nhau

Ta được tam giác đều ABC cạnh 4 cm.

Bài 5 trang 79 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi: 

Hãy đo rồi cho biết tam giác ABC cho trong hình bên có phải là tam giác đều không?

Phương pháp:

Sử dụng thước đo các cạnh của tam giác.

Sử dụng êke đo các góc của tam giác.

Lời giải:

Tiến hành đo các cạnh của tam giác ABC, ta thấy các cạnh AB, BC, AC bằng nhau và các góc của tam giác bằng nhau nên tam giác ABC đều.

Bài 6 trang 79 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi: 

Cắt 6 hình tam giác đều mỗi cạnh 3 cm rồi xếp thành một hình lục giác đều.

Phương pháp: 

Cắt 6 hình tam giác đều mỗi cạnh 3 cm rồi xếp thành một hình lục giác đều.

Lời giải:

Học sinh thực hiện cắt, ghép theo yêu cầu của đầu bài.

Bài 7 trang 79 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi: 

Các biển báo giao thông dưới đây có dạng hình gì?

Em có biết ý nghĩa của các biển báo này không?

Phương pháp:

Đo các cạnh của biển báo.

Lời giải: 

 
 Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác