Bài 1 trang 53 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Dùng số nguyên thích hợp để diễn tả các tính huống sau:
a) Thưởng 5 điểm trong một cuộc thi đấu.
b) Bớt 2 điểm vì phạm luật.
c) Tăng 1 bậc lương do làm việc hiệu quả.
d) Hạ 2 bậc xếp loại do thi đấu kém.
Phương pháp:
Thưởng/ tăng: Số dương
Bớt/ hạ/ giảm: Số âm
Lời giải:
a) Thưởng 5 điểm trong một cuộc thi đấu là: +5.
b) Bớt 2 điểm vì phạm luật là: - 2.
c) Tăng 1 bậc lương do làm việc hiệu quả là: +1.
d) Hạ 2 bậc xếp loại do thi đấu kém là: - 2.
Bài 2 trang 53 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Các phát biểu sau đúng hay sai?
- Tập hợp các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương được gọi là tập hợp số nguyên.
- Nếu một số là số tự nhiên hoặc số nguyên âm hoặc số 0 thì số đó là số nguyên.
- Số nguyên âm không phải là số tự nhiên.
Lời giải:a) 9 là số tự nhiên nên 9 thuộc N. Do đó 9 thuộc N là đúng.
b) – 6 là số nguyên âm nên – 6 không thuộc N. Do đó -6 thuộc N là phát biểu sai.
c) – 3 là số nguyên âm nên – 3 thuộc Z. Do đó -3 thuộc Z là phát biểu đúng.
d) 0 là số nguyên nên 0 thuộc Z. Do đó 0 thuộc Z là phát biểu đúng.
e) 5 là số nguyên dương nên 5 thuộc Z. Do đó 5 thuộc Z là phát biểu đúng.
f) 20 là số tự nhiên nên 20 thuộc N. Do đó 20 thuộc N là phát biểu đúng.
Bài 3 trang 53 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Số nguyên nào thích hợp cho các ô trống sau.
Phương pháp:
- Số bên phải số 0 là số nguyên dương, không mang dấu “\( - \)”.
- Số bên trái số 0 là số nguyên âm, mang dấu “\( - \)”.
- Kiểm tra ô trống cách số 0 bao nhiêu đơn vị để xác định giá trị của số đó.
Lời giải:
a) Quan sát trục số, số nguyên thích hợp cần điền vào ô trống là 1.
b) Quan sát trục số, số nguyên thích hợp cần điền vào ô trống là – 3.
c) Quan sát trục số, số nguyên thích hợp cần điền vào ô trống là 0.
d) Quan sát trục số, số nguyên thích hợp cần điển vào ô trống là – 8.
Bài 4 trang 53 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Vẽ một đoạn trục số từ - 10 đến 10. Biểu diễn các số nguyên sau đây:
+ 5; -4; 0; - 7; - 8;
2; 3; 9; - 9.
Phương pháp:
Phân loại số nguyên dương, số nguyên âm và số 0.
Đếm số đơn vị cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị.
Số nguyên dương ta ghi các số bên phải số 0, số nguyên âm ta ghi số bên trái số âm.
Lời giải:
Ta vẽ được trục số biểu diễn các số nguyên đã cho như sau:
Các điểm A, B, C, D, E, F, G, H, I lần lượt biểu diễn cho các số nguyên +5; -4; 0; -7; -8; 2; 3; 9; -9.
Bài 5 trang 54 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Hãy vẽ một trục số rồi vẽ trên đó những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị. Những điểm này biểu diễn các số nguyên nào?
Phương pháp:
- Vẽ đường thẳng nằm ngang có mũi tên bên phải, đánh dấu các điểm cách đều nhau, chọn điểm trên đường thẳng làm điểm 0, từ điểm 0 lấy các điểm cách đều 0 hai đơn vị.
Lời giải:
Trục số biểu diễn hai điểm A, B đều cách điểm 0 hai đơn vị.
A biểu diễn cho số 2; điểm B biểu diễn cho số -2.
Bài 6 trang 54 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Tìm số đối của các số nguyên sau: \( - 5; - 10;4; - 4;0; - 100;2021\)
Phương pháp:
+ Số đối của a là -a
Số đối của một số nguyên dương là số nguyên âm
Số đối của số nguyên âm là số nguyên dương
Số đối của 0 là 0.
Lời giải:
Số đối của – 5 là 5.
Số đối của – 10 là 10.
Số đối của 4 là -4.
Số đối của -4 là 4.
Số đối của 0 là 0.
Số đối của – 100 là 100.
Số đối của 2 021 là – 2021.
Giaibaitap.me
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 56 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên.
Giải bài 1, 2, 3 trang 63, bài 4, 5, 6, 7, 8 trang 64 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên.
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 70 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên.
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 73 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài tập cuối chương 2