Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.6 trên 8 phiếu

SGK Toán 6 Cánh Diều

CHƯƠNG 1. SỐ TỰ NHIÊN

Giải bài tập trang 12, 13 Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên - SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều. Bài 2 trang 21 Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí: a) 50 . 347 . 2; b) 36 . 97 + 97 . 64;

Bài 1 trang 21 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Tìm các số thích hợp ở  

a) \(a.0 = \)

b) \(a:1 = \)

c) \(0:a = \)(Với \(a \ne 0\)).

Trả lời:

a) \(a.0 = 0\)

b) \(a:1 = a\)

c) \(0:a = 0\left( {a \ne 0} \right)\)

Bài 2 trang 21 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Tính một cách hợp lí

a) 50. 347. 2;

b) 36. 97+97. 64;

c) 157. 289-289. 57.

Phương pháp:

a)

- Giao hoán: Đổi chỗ 347 và 2.

- Kết hợp: Nhóm 50 với 2.

- Nhân kết quả với 347.

b)

- Giao hoán: Đổi chỗ 36 và 97.

- Phân phối phép nhân và phép cộng: Đặt 97 ra ngoài ngoặc.

- Tính trong ngoặc.

- Nhân kết quả với 97.

c)

- Giao hoán: Đổi chỗ 157 và 289.

- Phân phối phép nhân và phép cộng: Đặt 289 ra ngoài ngoặc.

- Tính trong ngoặc.

- Nhân kết quả với 157.

Trả lời:

a) 50 . 347 . 2 

= 50 . 2 . 347 (tính chất giao hoán)

= (50 . 2) . 347 (tính chất kết hợp)

= 100 . 347 

= 34 700. 

b) 36 . 97 + 97 . 64 

= 97 . 36 + 97 . 64 (tính chất giao hoán đối với phép nhân)

= 97 . (36 + 64) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

= 97 . 100 

= 9 700. 

c) 157 . 289 – 289 . 57 

= 289 . 157 – 289 . 57 (tính chất giao hoán đối với phép nhân) 

= 289 . (157 – 57) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ) 

= 289 . 100 

= 28 900. 

Bài 3 trang 21 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Đặt tính rồi tính:

a) 409.215;

b) 54 322:346;

c) 123 257:404.

Phương pháp:

Đặt tính rồi tính.

Trả lời:

a) 409 . 215

Ta có:

Vậy 409 . 215 = 87 935. 

b) 54 322 : 346 

Ta có: 

Vậy 54 322 : 346 = 157.

c) 123 257 : 404 

Ta có: 

Vậy 123 257 : 404 = 305 (dư 37). 

Bài 4 trang 21 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Một bệnh nhân bị sốt cao, mất nước. Bác sĩ chỉ định uống 2 lít dung dịch Oresol để bù nước. Biết mỗi gói Oresol pha với 200 ml nước. Bệnh nhân đó cần dùng bao nhiêu gói Oresol?

Phương pháp:

Số gói = Số nước cần bù : số nước pha 1 gói 

Chú ý đơn vị.

Trả lời:

Đổi 2 lít = 2 000 ml (đã được học quy tắc đổi ở Tiểu học)

Vì mỗi gói Oresol pha với 200ml nước nên bệnh nhân đó cần dùng số gói Oresol là: 

2 000 : 200 = 10 (gói)

Vậy bệnh nhân cần dùng 10 gói Oresol.   

Bài 5 trang 21 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Một đội thanh niên tình nguyện có 130 người cần thuê ô tô để di chuyển. Họ cần thuê ít nhất bao nhiêu xe nếu mỗi xe chở được 45 người?

Phương pháp:

Thực hiện phép chia 130 cho 45 để suy ra số chuyến xe, nếu phép chia dư thì ta phải thuê thêm 1 xe nữa.

Trả lời:

Đội tình nguyện có 130 người, mỗi xe thì chở được 45 người.

Ta thực hiện phép chia 130 : 45 

Ta thấy 130 : 45 = 2 (dư 40) 

Nên ta cần thêm 1 xe nữa để chở 40 người dư.

Do đó số xe ít nhất mà đội tình nguyện cần thuê để chở hết 130 người là: 

2 + 1 = 3 (xe)

Vậy đội tình nguyện cần thuê ít nhất 3 xe để di chuyển. 

Bài 6 trang 21 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Lá cây chứa rất nhiều chất diệp lục trong lục lạp làm cho lá có màu xanh. Ở lá thầu dầu, cứ 1mm2 lá có khoảng 500 000 lục lạp.

Tính số lục lạp có trên một chiếc là thầu dầu có diện tích khoảng 210 cm2.

Phương pháp:

- Đổi 210 \(c{m^2}\) ra đơn vị.

- Số lục lạp = 500 000\( \times \)diện tích.

Trả lời:

Đổi: 210 cm2 = 21 000 mm2 

Cứ 1 mm2 lá thầu dầu có khoảng 500 000 lục lạp

Do đó 210 cm2 hay 21 000 mm2 lá thầu dầu có số lục lạp là:

500 000 . 21 000 = 10 500 000 000 (lục lạp)

Vậy số lục lạp trên một chiếc lá thầu dầu có diện tích khoảng 210 cm2 là 10 500 000 000 lục lạp.

Bài 7 trang 21 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Ở Bắc Bộ, quy ước 1 thước = 24 \({m^2}\), 1 sào = 15 thước, 1 mẫu = 10 sào. Theo kinh nghiệm nhà nông, để

mạ đạt tiêu chuẩn thì 1 sào ruộng cần gieo khoảng 2 kg thóc giống.

a) Để gieo mạ trên 1 mẫu ruộng cần bao nhiêu ki-lô-gam thóc giống?

b) Để gieo mạ trên 9 ha ruộng cần khoảng bao nhiêu ki-lô-gam thóc giống?

Phương pháp:

a) Khối lượng thóc trên 1 mẫu = Khối lượng 1 sào \( \times 10\).

b)

- Đổi ha sang sào.

- Tính khối lượng thóc.

Trả lời:

a) 1 mẫu = 10 sào

1 sào ruộng cần gieo khoảng 2 kg thóc giống

Nên 1 mẫu ruộng (hay 10 sào ruộng) cần gieo số kg thóc giống là: 

10 . 2 = 20 (kg thóc giống)

Vậy để gieo trên 1 mẫu ruộng cần khoảng 20 kg thóc giống.

b) Đổi 9 ha = 90 000 m2 

Ta có: 1 thước =  24m2

Do đó 9 ha ruộng thì bằng: 

90 000 : 24 = 3 750 (thước)

Lại có: 1 sào = 15 thước

Nên 9 ha ruộng (hay 3 750 thước ruộng) thì bằng:

3 750 : 15 = 250 (sào) 

1 sào ruộng cần gieo khoảng 2 kg thóc giống

Nên 9 ha ruộng (hay 250 sào ruộng) cần gieo số kg thóc giống là: 

250 . 2 = 500 (kg thóc giống)

Vậy để gieo mạ trên 9 ha ruộng cần khoảng 500 kg thóc giống. 

Bài 8 trang 21 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Sử dụng máy tính cầm tay 

Dùng máy tính cầm tay để tính:

\(275 \times 356\);

14 904: 207;

\(15 \times 47 \times 216\).

Phương pháp:

- Bấm các số từ trái qua phải.

Trả lời:

Dùng máy tính cầm tay ta tính được:

a) 275 x 356 = 97 900;

b) 14 904 : 207 = 72;

c) 15 x 47 x 216 = 152 280.

Giaibaitap.me

 

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác