Bài 1 trang 90 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Tính diện tích các hình sau:
a) Hình bình hành có độ dài một cạnh 20 cm và chiều cao tương ứng 5 cm.
b) Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 5 m và 20 dm.
c) Hình thang cân có độ dài hai cạnh đáy là 5 m và 3,2 m; chiều cao là 4 m.
Phương pháp:
a) Diện tích hình bình hành có độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h là: S=a.h
b) Diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo m và n là S=1/2.m.n
c) Diện tích hình thang cân có độ dài hai đáy là a và b, chiều cao h là: \(S = \frac{{\left( {a + b} \right).h}}{2}\).
Lời giải:
a) Diện tích hình bình hành là: 20.5 = 100 (cm2)
Vậy diện tích hình bình hành là 100 cm2
b) Đổi 20 dm = 2 m.
Diện tích hình thoi là: (5.2):2 = 5 (m2)
Vậy diện tích hình thoi là 5m2.
c) Diện tích hình thang cân là: (5 + 3,2).4:2 = 16,4 (m2).
Vậy diện tích hình thang cân là 16,4 m2
Bài 2 trang 91 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Tính diện tích và chu vi các hình được tô màu sau:
a)
b)
Phương pháp:
a) Chia hình thành hai hình chữ nhật.
b) Diện tích của hình màu xanh bằng diện tích hình chữ nhật lớn trừ đi diện tích hình thang cân bị khuyết ở đáy.
Lời giải:
a)
Chu vi của hình đã cho là: 8 + 6 + 5 + 7 + (8 + 5) +1 = 40 (cm).
Chia hình ban đầu thành hai hình như hình vẽ. Khi đó ta có:
Diện tích hình chữ nhật to là: 5.7 = 35 (cm2 )
Diện tích hình chữ nhật nhỏ là: 8.(7 – 6) = 8 (cm2 )
Diện tích hình ban đầu là: 35 + 8 = 43 (cm2)
Vậy diện tích hình được tô màu là 43 cm2 và chu vi hình được tô màu là 40 cm.
b)
Chu vi hình được tô màu là: 9 + 4 + 5 + 3 + 5 + 4 + 9 + 17 = 56 (m).
Diện tích hình chữ nhật có hai kích thước là 9 m và 17 m là: 9.17 = 153 (m2)
Diện tích hình thang cân màu trắng trên hình là: (9 + 3). (9 – 5) : 2 = 24 ( m2)
Diện tích phần được tô màu bằng diện tích hình chữ nhật trừ đi diện tích hình thang cân màu trắng. Khi đó diện tích phần tô màu là: 153 – 24 = 129(m2 )
Vậy chu vi hình được tô màu là 56m, diện tích phần tô màu là 129 m2.
Bài 3 trang 91 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Một mảnh vườn có hình dạng như hình vẽ bên.
Để tính diện tích mảnh vườn, người ta chia nó thành hình thang cân ABCD và hình bình hành ADEF có kích thước như sau:
BC= 30 m; AD=42m, BM=22m, EN=28 m.
Hãy tính diện tích mảnh vườn này.
Phương pháp:
Diện tích mảnh vườn bằng tổng diện tích hình thang ABCD và hình bình hành ADEF.
Diện tích hình thang có 2 đáy a, b; chiều cao h là: \(S = \frac{(a+b).h}{2}\)
Diện tích hình bình hành có đáy a, chiều cao tương ứng h là: \(S = a.h\)
Lời giải:
Diện tích hình thang cân ABCD là: (30 + 42).22 : 2 = 792 ( m2)
Diện tích hình bình hành ADEF là: 42.28 = 1176 (m2)
Diện tích mảnh vườn là:792 + 1176 = 1968 (m2)
Vậy diện tích mảnh vườn là 1968 m2
Bài 4 trang 91 SGK Toán lớp 6 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 25 m, chiều rộng 15 m. Ở giữa khu vườn người ta xây một bồn hoa hình thoi có độ dài hai đường chéo là 5 m và 3 m. Tính diện tích phần còn lại của khu vườn.
Phương pháp:
Diện tích phần còn lại bằng diện tích hình chữ nhật trừ đi diện tích hình thoi.
Diện tích hình chữ nhật = chiều dài . chiều rộng
Diện tích hình thoi có 2 đường chéo m, n là: \(S= \frac{m.n}{2}\)
Lời giải:
Diện tích khu vườn hình chữ nhật là: 25.15 = 375 (m2).
Diện tích bồn hoa hình thoi là: 5.3:2 = 7,5 (m2).
Diện tích phần còn lại của mảnh vườn là: 375 – 7,5 = 367,5 (m2).
Vậy diện tích phần còn lại là 367,5 m2.
Giaibaitap.me
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 93 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài tập cuối chương 3.
Giải bài 1 trang 99, bài 2, 3, 4, 5 trang 100 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu.
Giải bài 1 trang 103, bài 2, 3 trang 104 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 2. Biểu diễn dữ liệu trên bảng.
Giải bài 1, 2 trang 108, bài 3 trang 109 SGK Toán lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 3. Biểu đồ tranh.