Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.1 trên 50 phiếu

SGK Toán 6 Cánh Diều

CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN

Giải bài tập trang 30 bài Phân số với tử và mẫu là số nguyên - SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều. Trong các phân số sau, tìm các phân số không bằng phân số nào trong các phân số còn lại?

BÀI TẬP:

Bài 1 trang 30 SGK Toán lớp 6 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Viết và đọc phân số trong mỗi trường hợp sau: 

a) Tử số là -43, mẫu số là 19;                              b) Tử số là -123, mẫu là -63

Phương pháp:

Phân số \(\frac{a}{b}\) đọc là a phần b. Tử số là a, mẫu số là b

Trả lời:

a)Phân số \(\frac{-43}{19}\) đọc là âm bốn mươi ba phần mười chín

b)Phân số \(\frac{-123}{-63}\) đọc là âm một trăm hai mươi ba phần âm sáu mươi ba

Bài 2 trang 30 SGK Toán lớp 6 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Các cặp phân số sau có bằng nhau không?Vì sao?

a\(\frac{2}{-9}\) và \(\frac{6}{-27}\)

b\(\frac{-1}{-5}\) và \(\frac{4}{25}\)

Trả lời:

a) Ta có:

2.(-27)=-54

(-9). 6= -54

Vậy tích của tử ở phân số thứ nhất và mẫu của phân số thứ hai bằng tích của mẫu ở phân số thứ nhất và tử ở phân số thứ hai. Vậy \(\frac{2}{-9}\)= \(\frac{6}{-27}\)

b) Ta có:

(-1). 25= -25

(-5).4= -20

Vậy tích của tử ở phân số thứ nhất và mẫu của phân số thứ hai khác tích của mẫu ở phân số thứ nhất và tử ở phân số thứ hai. Vậy \(\frac{-1}{-5}\) không bằng  \(\frac{4}{25}\)

Bài 3 trang 30 SGK Toán lớp 6 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Tìm số nguyên x biết:

a)\(\frac{-28}{35}= \frac{16}{x}\)

b)\(\frac{x+7}{15}= \frac{-24}{36}\)

Phương pháp:

Tích của tử ở phân số thứ nhất và mẫu của phân số thứ hai bằng tích của mẫu ở phân số thứ nhất và tử ở phân số thứ hai.

Trả lời:

a)Ta có: (-28).x = 35. 16

x=\(\frac{35.16}{-28}= -20\)

Vậy x= -20

b)Ta có: (x+7). 36 = 15. (-24)

x+7 = \(\frac{15. (-24)}{36}= -10\)

x= (-10) – 7

x= -17

Vậy x= -17

Chú ý: Ta có thể rút gọn phân số rồi áp dụng tính chất trên

Bài 4 trang 30 SGK Toán lớp 6 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Rút gọn mỗi phân số sau về phân số tối giản:

\(\frac{14}{21}\); \(\frac{-36}{48}\); \(\frac{28}{-52}\); \(\frac{-54}{-90}\)

Phương pháp:

Bước 1: Tìm ƯCLN của tử và mẫu sau khi đã bỏ dấu – (nếu có)

Bước 2: Chia cả tử và mẫu cho ước chung lớn nhất vừa tìm được, ta có phân số tối giản cần tìm

Trả lời:

a) Ta có: ƯCLN(14, 21)= 7

\(\frac{14}{21}=\frac{14:7}{21:7}= \frac{2}{3}\)

b) Ta có: ƯCLN(36, 48)= 12

\(\frac{-36}{48}=\frac{(-36) :12}{48:12}= \frac{-3}{4}\)

c) Ta có: ƯCLN(28, 52)= 4

\(\frac{28}{-52}=\frac{28:4}{(-52) :4}= \frac{7}{-13}=\frac{-7}{13}\)

d) Ta có: ƯCLN(54, 90)= 18

\(\frac{-54}{-90}=\frac{( -54): 18}{(-90) : 18}= \frac{-3}{-5}= \frac{3}{5}\)

Bài 5 trang 30 SGK Toán lớp 6 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

a) Rút gọn phân số \( \frac{-21}{39}\) về phân số tối giản

b) Viết các phân số bằng \( \frac{-21}{39}\) mà mẫu là số tự nhiên có hai chữ số

Trả lời:

a)Ta có: ƯCLN(21, 39)= 3

\( \frac{-21}{39}= \frac{(-21):3}{39:3}= \frac{-7}{13}\)

b)Ta có:

\(\frac{-7}{13}=\frac{-14}{26}=\frac{-21}{39}=\frac{-28}{52}=\frac{-35}{65}= \frac{-42}{78}= \frac{-49}{91}\)

Bài 6 trang 30 SGK Toán lớp 6 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Quy đồng mẫu những phân số sau:

a) \(\frac{-5}{14}\) và \(\frac{1}{-21}\)

b) \(\frac{17}{60}\) ; \(\frac{-5}{18}\) và \(\frac{-64}{90}\)

Trả lời:

a) Ta có: \(\frac{1}{-21}=\frac{-1}{21}\)

BCNN (14,21) = 42

42:14=3; 42:21=2

Vậy \(\frac{-5}{14}= \frac{(-5).3}{14.3}= \frac{-15}{42}\) 

\(\frac{1}{-21}=\frac{-1}{21}=\frac{(-1).2}{21.2}= \frac{-2}{42}\)

b) Ta có:

BCNN (60, 18, 90) = 180

180 : 60 = 3; 180 : 18 = 10; 180 : 90 = 2

Vậy \(\frac{17}{60}= \frac{17.3}{60.3}=\frac{51}{180}\)

\(\frac{-5}{18}= \frac{(-5).10}{18.10}=\frac{-50}{180}\)

\(\frac{-64}{90}= \frac{(-64).2}{90.2}=\frac{-128}{180}\)

Bài 7 trang 30 SGK Toán lớp 6 tập 2 - Cánh Diều

Câu hỏi:

Trong các phân số sau, tìm các phân số không bằng phân số nào trong các phân số còn lại?

\(\frac{6}{25}\) ; \(\frac{-4}{50}\) ; \(\frac{-27}{54}\); \(\frac{-18}{-75}\) ; \(\frac{28}{-56}\)

Trả lời:

Ta có: *\(\frac{6}{25}\)

*\(\frac{-4}{50}\)= \(\frac{(-4): 2}{50:2}= \frac{-8}{25}\)

*\(\frac{-27}{54}\)= \(\frac{(-27): 27}{54:27}\)= \(\frac{-1}{2}\)

*\(\frac{-18}{-75}\)=\(\frac{(-18):3}{(-75):3}\)=\(\frac{-6}{-25}\)= \(\frac{6}{25}\)

*\(\frac{28}{-56}\)=\(\frac{28:28}{(-56):28}\)=\(\frac{1}{-2}\)=\(\frac{-1}{2}\)

Nên \(\frac{6}{25}\)=\(\frac{-18}{-75}\);

\(\frac{-4}{50}\)=\(\frac{28}{-56}\).

Vậy phân số không bằng phân số nào trong các phân số còn lại là: \(\frac{-4}{50}\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác