Cho P = (-1).(-2).(-3).(-4).(-5)
a) Xác định dấu của tích P.
b) Dấu của P thay đổi thế nào nếu đổi dấu ba thừa số của nó?
Phương pháp:
Tích của n (lẻ) thừa số âm là 1 số âm
Tích của n (chẵn) thừa số âm là 1 số dương
Tích của các số dương là số dương
Lời giải:
a) Thấy P có 5 thừa số mang dấu âm nên P có tích số lẻ các thừa số mang dấu âm. Vì vậy P mang dấu âm.
b) Nếu đổi dấu 3 thừa số của P thì P gồm 3 thừa số mang dấu dương và 2 thừa số mang dấu âm. Do đó P mang dấu dương vì tích của 2 thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu dương.
Vậy tích P đổi dấu.
Bài 3.45 trang 75 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức:
a) (-12). (7 - 72) - 25. (55 - 43);
b) (39 - 19) : (- 2) + (34 - 22). 5.
Phương pháp:
Tính trong ngoặc trước rồi phát hiện nhân tử chung
Lời giải:
a) (-12). (7 - 72) - 25. (55 - 43)
= (-12). (- 65) - 25. 12
= 12. 65 – 12. 25
= 12. (65 - 25)
= 12. 40
= 480
b) (39 - 19) : (- 2) + (34 - 22). 5
= 20 : (- 2) + 12. 5
= - 10 + 60
= 60 - 10
= 50.
Bài 3.46 trang 75 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức:
A = 5ab – 3(a + b) với a = 4, b = - 3.
Phương pháp:
Thay các giá trị của a, b vào biểu thức rồi tính
Lời giải:
Thay a = 4, b = - 3 vào biểu thức A ta được:
A = 5ab - 3(a + b)
= 5.4. (-3) - 3. [4 + (-3)]
= 20. (-3) – 3. (4 – 3)
= - 60 – 3. 1
= - 60 – 3
= - (60 + 3)
= - 63.
Bài 3.47 trang 75 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Tính một cách hợp lí:
a) 17.[29 - (-111)] + 29.(-17);
b) 19.43 + (-20).43 - (-40).
Phương pháp:
Phát hiện nhân tử chung
Lời giải:
a) 17. [29 - (-111)] + 29. (-17)
= 17. [29 + 111] - 29.17
= 17. (29 + 111 - 29)
= 17. [111 + (29 – 29)]
= 17. (111 + 0)
= 17. 111
= 1 887
b) 19.43 + (-20).43 - (-40)
= 43. [19 + (-20)] + 40
= 43. (20 – 19)
= 43. (-1) + 40
= - 43 + 40
= - (43 – 40)
= - 3
Bài 3.48 trang 75 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
a) Tìm các ước của 15 và các ước của – 25.
b) Tìm các ước chung của 15 và – 25.
Phương pháp:
Tìm các ước dương của a
Suy ra các ước của a
Lời giải:
a) Tìm các ước của 15
Ta có 15 = 3. 5
Các ước nguyên dương của 15 là: 1; 3; 5; 15
Do đó tất cả các ước của 15 là: - 15; - 5; - 3; - 1; 1; 3; 5; 15
* Tìm các ước của 25
Ta có
Các ước nguyên dương của 25 là: 1; 5; 25
Do đó tất cả các ước của - 25 là: - 25; - 5; - 1; 1; 5; 25.
b) Các ước chung nguyên dương của 15 và 25 là: 1; 5
Do đó các ước chung của 15 và - 25 là: - 5; -1; 1; 5.
Bài 3.49 trang 75 SGK Toán lớp 6 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Sử dụng các phép tính với số nguyên để giải bài toán sau:
Công nhân của một xưởng sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm như sau:
- Làm ra một sản phẩm đạt chất lượng thì được 50 000 đồng
- Làm ra một sản phẩm không đạt chất lượng thì bị phạt 10 000 đồng
Tháng vừa qua một công nhân làm được 230 sản phẩm đạt chất lượng và 8 sản phẩm không đạt chất lượng. Hỏi công nhân đó được lĩnh bao nhiêu tiền lương?
Phương pháp:
- Tính số tiền công nhân làm được
- Tính số tiền công nhân bị phạt
- Hiệu số tiền công nhân làm được và số tiền công nhân bị phạt là số tiền công nhân được lĩnh
Lời giải:
Số tiền công nhân làm được 230 sản phẩm đạt chất lượng là:
50 000. 230 = 11 500 000 (đồng)
Số tiền công nhân bị phạt do làm ra 8 sản phẩm không đạt chất lượng là:
10 000. 8 = 80 000 (đồng)
11 500 000 – 80 000 = 11 420 000 (đồng)
Vậy công nhân được thực lĩnh 11 420 000 đồng.
Giaibaitap.me
Giải bài tập 3.50; 3.51; 3.52; 3.53; 3.54; 3.55; 3.56 trang 76 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài tập cuối chương III.
Giải bài tập 4.1; 4.2; 4.3; 4.4; 4.5 trang 81 4.6; 4.7; 4.8 trang 82 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 18 Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều.
Giải bài tập 4.9; 4.10; 4.11; 4.12; 4.13; 4.14; 4.15 trang 89 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 19 Hình chữ nhật, Hình thoi hình bình hành, Hình thang cân
Giải bài tập 4.16; 4.17; 4.18; 4.19; 4.20; 4.21; 4.22 trang 94 sách giáo khoa Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 20 Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học.