Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

Giải sách bài tập Toán 7

CHƯƠNG IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

Giải bài tập trang 27 bài 9 nghiệm của đa thức một biến Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2. Câu 47: Chứng tỏ rằng nếu a – b + c = 0 thì x = -1 là một nghiệm của đa thức...

Câu 47 trang 27 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2

Chứng tỏ rằng nếu a – b + c = 0 thì x = -1 là một nghiệm của đa thức \(a{x^2} + bx + c\).

Giải

Tính giá trị đa thức \(a{x^2} + bx + c\) tại x = -1

$${\rm{a}}.{( - 1)^2} + b.( - 1) + c = a - b + c$$

Vì a – b + c = 0 nên \({\rm{a}}.{( - 1)^2} + b.( - 1) + c = a - b + c = 0\)

Vậy x = -1 là nghiệm của đa thức \(a{x^2} + bx + c\) khi  a – b + c = 0.

 


Câu 48 trang 27 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2

Tìm nghiệm của đa thức f (x) biết

a) \(f(x) = {x^2} - 5{\rm{x}} + 4\)

b) \(f(x) = 2{{\rm{x}}^2} + 3{\rm{x}} + 1\)

Giải

a) \(f(x) = {x^2} - 5{\rm{x}} + 4\) có hệ số a = 1, b = -5, c = 4

Ta có: a + b + c = 1 + (-5) + 4 = 1 – 5 + 4 = 0

Áp dụng bài 46 đa thức \(f(x) = {x^2} - 5{\rm{x}} + 4\) có nghiệm x = 1

b) \(f(x) = 2{{\rm{x}}^2} + 3{\rm{x}} + 1\) có hệ số a = 2, b = 3, c =1

Ta có: a – b + c  = 2 – 3 + 1 = 0

Áp dụng bài 47 đa thức \(f(x) = 2{{\rm{x}}^2} + 3{\rm{x}} + 1\) có nghiệm x = -1

 


Câu 49 trang 27 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2

Chứng tỏ rằng đa thức \(f(x) = {{\rm{x}}^2} + 2{\rm{x}} + 2\) không có nghiệm.

Giải

\(\eqalign{
& {{\rm{x}}^2} + 2{\rm{x}} + 2 = {x^2} + x + x + 1 + 1 \cr
& = x(x + 1) + (x + 1) + 1 \cr
& = (x + 1)(x + 1) + 1 \cr
& = {(x + 1)^2} + 1 \cr} \)

Vì (x+1)2 ≥ 0 mọi x ∈ R; 1 > 0

Nên (x+1)2 + 1 > 0 mọi x ∈ R. Vậy đa thức  x + 2x + 2 không có nghiệm.

 


Câu 50 trang 27 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2

Đố em tìm được số mà:

a) Bình phương của nó chính bằng nó.

b) Lập phương trình của nó bằng chính nó.

Giải

a) Gọi số đó là a ta có:

a2 = a => a2 – a = 0 => a (a -1) = 0 => a = 0 hoặc a – 1 = 0

Vậy a = 0 hoặc a = 1

b) Gọi số đó là a ta có: 

$${{\rm{a}}^3} = a \Rightarrow {{\rm{a}}^3} - a = 0 \Rightarrow a\left( {{a^2} - 1} \right) = 0$$

\( \Rightarrow \) a (a – 1) (a+ 1) = 0 => a = 0 hoặc a – 1 = 0  hoặc a + 1 = 0

Vậy a = 0 hoặc a = 1 hoặc a  = -1

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác