Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3 trên 3 phiếu

Giải sách bài tập Toán 7

CHƯƠNG III. QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC. CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC

Giải bài tập trang 52 bài 9 tính chất ba đường cao của tam giác Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2. Câu 9.4: Cho tam giác nhọn ABC cân tại đỉnh A. Hai đường cao xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C cắt nhau tại M...

Câu 9.4 trang 52 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2

Cho tam giác nhọn ABC cân tại đỉnh A. Hai đường cao xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C cắt nhau tại M. Hãy tìm các góc của tam giác ABC, biết \(\widehat {BMC} = 140^\circ \).

Giải

Xét tam giác vuông BKM. Do \(\widehat {BMC} = 140^\circ \) nên \(\widehat {{B_1}} = 140^\circ  - 90^\circ  = 50^\circ \)

Trong tam giác vuông AHB có 

$$\widehat A = 90^\circ  - \widehat {{B_1}} = 90^\circ  - 50^\circ  = 40^\circ $$

Tam giác ABC cân tại A, có Â = 40° nên \(\widehat B = \widehat C = \left( {180^\circ  - 40^\circ } \right):2 = 70^\circ \).

Câu 9.5 trang 52 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2

Chứng minh rằng trong một tam giác, tia phân giác của một góc trong và hai tia phân giác của hai góc ngoài không kề với nó đồng quy tại một điemr, điểm đó cách đều ba đường thẳng chứa ba cạnh của tam giác.

Giải

Giả sử hai tia phân  giác của các góc ngoài tại đỉnh B và C của tam giác ABC cắt nhau tại O. Ta sẽ chứng minh AO là tia phân giác của góc A.

Kẻ các đường vuông góc OH, OI, OK từ O lần lượt đến các đường thẳng AB, BC, AC.

Vì BO là tia phân giác của góc HBC nên OH = OI         (1)

Vì CO là tia phân giác của góc KCB nên OI = OK         (2)

Từ (1) và (2) suy ra OI = OH = OK                                 (3)

Từ (3) suy ra AO là tia phân giác của góc BAC và ta có điều phải chứng minh.

Câu 9.6 trang 52 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2

Cho tam giác ABC, Hai đường phân giác của các cặp góc ngoài đỉnh B và C, đỉnh C và A, đỉnh A và B lần lượt cắt nhau tại A’, B’, C’. Chứng minh rằng AA’, BB’, CC’ là các đường cao của tam giác A’B’C’. Từ đó suy ra giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC là trực tâm của tam giác A’B’C’.

Giải

Ta có \({\rm{AA}}' \bot AB'\) vì chúng là hai tia phân giác của hai góc kề bù. Tương tự \({\rm{AA}}' \bot AC'\). Vì qua A chỉ có một đường vuông góc với AA’ nên ba điểm B’, A, C’ thẳng hàng và \({\rm{AA}}' \bot B'C'\), hay A’A là một đường cao của tam giác A’B’C’. Hoàn toàn tương tự ta chứng minh được BB’ và CC’ là hai đường cao của tam giác A’B’C’.

Mặt khác theo cách chứng minh của bài 9.5 ta có AA’, BB’, CC’ là ba tia phân giác của các góc A, B, C của tam giác ABC.Từ đó suy ra giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC là trực tâm của tam giác A’B’C’.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác