Bài 1 trang 57 SGK Toán lớp 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Tính nhẩm
a) 2 x 4 b) 6 : 3 c) 40 x 5
20 x 3 60 : 3 200 : 5
200 x 4 600 : 3 200 : 4
Phương pháp:
Học sinh tính nhẩm.
Trả lời:
a) 2 x 4 = 8 b) 6 : 3 = 2 c) 40 x 5 = 200
20 x 3 = 60 60 : 3 = 20 200 : 5 = 40
200 x 4 = 800 600 : 3 = 200 200 : 4 = 50
Bài 2 trang 57 SGK Toán lớp 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức.
a) 96 : 3 – 8 b) 800 + 50 x 4
Phương pháp:
Biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
Trả lời:
a)
96 : 3 – 8
= 32 – 8
= 24
b)
800 + 50 x 4
= 800 + 200
= 1000
Bài 3 trang 57 SGK Toán lớp 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Chọn ý trả lời đúng.
a) Nhân một số với 0 được tích là:
A. chính số đó B. 1 C. 0
b) Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất là:
A. 3 B. 2 C. 1
c)
Phương pháp:
a, Nhân một số với 0 luôn được tích là 0
b, Trong phép chia có dư số dư luôn nhỏ hơn số chia, số dư lớn nhất bằng số chia trừ đi 1
c, Đếm số phần bằng nhau và số phần đã ăn để chọn đáp án thích hợp.
Trả lời:
a) Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Vậy nhân một số với số 0 được tích là 0.
Chọn C.
b) Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia.
Trong các phép chia có dư với số chia là 3, các số dư có thể là: 0; 1; 2
Chọn B.
c) Quan sát hình vẽ trên, em thấy: Chiếc bánh được chia thành 3 phần bằng nhau, ăn hết 1 phần. Phần bánh đã ăn được viết là .
Chọn B.
Bài 4 trang 57 SGK Toán lớp 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Số?
Quan sát hình ảnh những lá cờ.
Cúc được thưởng $\frac{1}{2}$ số lá cờ đó. Tâm được thưởng $\frac{1}{3}$ số lá cờ đó.
Số lá cờ mỗi bạn Cúc và Tâm được thưởng:
Phương pháp:
Bước 1: Đếm số lá cờ có trong hình vẽ.
Bước 2 : Để tính số lá cờ của Cúc ta lấy số lá cờ có trong hình vẽ chia cho 2
Để tính số lá cờ của Tâm ta lấy số lá cờ có trong hình vẽ chia cho 3
Trả lời:
Có tất cả 24 lá cờ.
Số lá cờ bạn Cúc được thưởng là:
24 : 2 = 12 (lá cờ)
Số lá cờ bạn Tâm được thưởng là:
24 : 3 = 8 (lá cờ)
Bài 5 trang 58 SGK Toán lớp 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Số?
Phương pháp:
- Số lít nước mắm trong các can = Số lít nước mắm trong mỗi can x Số can
- Số lít nước mắm trong mỗi can = Số lít nước mắm trong các can : số can
- Số can = Số lít nước mắm trong các can : Số nước mắm trong mỗi can
Trả lời:
Bài 6 trang 58 SGK Toán lớp 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Có 3 can rỗng và 3 thùng đang đựng một số lít nước mắm ( ghi ở mỗi thùng ). Chọn thùng nào để rót hết nước mắm từ thùng đó vào 3 can thì vừa đầy?
Phương pháp:
Bước 1: Tính tổng số lít nước mắm đựng trong 3 can
Bước 2: Chọn thùng nước mắm phù hợp
Trả lời:
Rót nước mắm vào 3 can thì vừa đầy nghĩa là số lít nước mắm được rót đủ vào 3 can.
Giả sử:
- Chọn thùng 50 l rót nước mắm vào 3 can:
50 : 3 = 16 (dư 2 l)
- Chọn thùng 54 l rót nước mắm vào 3 can:
54 : 3 = 18 (l)
- Chọn thùng 55 l rót nước mắm vào 3 can:
55 : 3 = 18 (dư 1 l)
Vậy chọn thùng 54 l rót nước mắm vào 3 can thì vừa đầy.
Vui học trang 58 SGK Toán lớp 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Chị Hai cho 4 bạn 21 tờ giấy màu. Các bạn chia đều số tờ giấy đó như sau:
Phương pháp:
Thực hiện phép chia trong mỗi trường hợp rồi chọn phương án của mình.
Trả lời:
Cách 1: Mỗi người được 5 tờ, đưa lại chị Hai 1 tờ
4 bạn nhận của chị Mai 20 tờ giấy màu.
Mỗi bạn được số tờ giấy màu là:
20 : 4 = 5 (tờ giấy màu)
Đây là phép chia hết.
Cách 2: Xin thêm chị thêm 3 tờ, mỗi người sẽ được 6 tờ
4 bạn nhận của chị Mai 24 tờ giấy màu.
Mỗi bạn được số tờ giấy màu là:
24 : 4 = 6 (tờ giấy màu)
Đây là phép chia hết.
Vậy cả hai cách ta đều được phép chia hết.
Giaibaitap.me
Giải bài 1, 2, 3 trang 59 SGK Toán lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 36. Bảng nhân 6. Bài 1 Tính nhẩm. 6 x 3 ; 6 x 7
Giải bài 1, 2, 3 trang 60 SGK Toán lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 37. Bảng chia 6. Bài 3 Đã tô màu một phần mấy mỗi hình?
Giải bài 1 trang 61 SGK Toán lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 38. Gấp một số lên một số lần. Bài 1 Thanh sắt sơn màu đỏ dài 30 cm, thanh sắt sơn màu xanh dài gấp 3 lần thanh sắt sơn màu đỏ.
Giải bài 1, 2, 3 trang 62 SGK Toán lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài 39. Bảng nhân 7. Bài 3 Một khu vui chơi thiếu nhi có 7 xe hai bánh, số xe ba bánh gấp 3 lần số xe hai bánh. Hỏi khu vui chơi đó có bao nhiêu xe ba bánh?