Câu 16 trang 139 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 90^\circ \), kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC). Các tia phân giác của các góc \(\widehat C\) và \(\widehat {BAH}\) cắt nhau ở I. Chứng minh rằng: \(\widehat {AIC} = 90^\circ \)
Giải
Ta có: \(AH \bot BC\left( {gt} \right) \Rightarrow \Delta AHB\) vuông tại H
Trong tam giác vuông AHB ta có: \(\widehat {AHB} = 90^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat B + \widehat {BAH} = 90^\circ \left( 1 \right)\)
Trong tam giác vuông ABC, ta có: \(\widehat {BAC} = 90^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat B + \widehat C = 90^\circ \left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {BAH} = \widehat C\)
\(\eqalign{
& \widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}} = {1 \over 2}\widehat {BAH}\left( {gt} \right) \cr
& \widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = {1 \over 2}\widehat C\left( {gt} \right) \cr} \)
Suy ra: \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}} = \widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}}\)
\(\widehat {{A_1}} + \widehat {IAC} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)
Suy ra: \(\widehat {{C_1}} + \widehat {IAC} = 90^\circ \)
Trong ∆ AIC ta có: \(\widehat {IAC} + \widehat {{C_1}} = 90^\circ \)
Vậy \(\widehat {AIC} = 90^\circ \)
Câu 17 trang 139 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Chứng minh rằng nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai tia phân giác của cặp góc trong cùng phía vuông góc với nhau.
Giải
Giả sử đường thẳng AB // CD cắt đường thẳng EF tại E và F
Ta có: \(\widehat {BEF} + \widehat {EFD} = 180^\circ \) (hai góc trong cùng phía)
\(\eqalign{
& \widehat {{E_1}} = {1 \over 2}\widehat {{\rm{BEF}}}\left( {gt} \right) \cr
& \widehat {{F_1}} = {1 \over 2}\widehat {EFD}\left( {gt} \right) \cr} \)
\( \Rightarrow \widehat {{E_1}} + \widehat {{F_1}} = {1 \over 2}\left( {\widehat {{\rm{BEF}}} + \widehat {EFD}} \right) = 90^\circ \)
Trong ∆EKF, ta có:
\(\widehat {EKF} = 180^\circ - \left( {\widehat {{E_1} + \widehat {{F_1}}}} \right) = 180^\circ - 90^\circ = 90^\circ \)
Vậy \(EK \bot FK\).
Câu 18 trang 139 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC có \(\widehat B - \widehat C = 20^\circ \). Tia phân giác của góc A cắt BC ở D. Tính số đo các góc \(\widehat {A{\rm{D}}C},\widehat {A{\rm{D}}B}\).
Giải
Trong ∆ABD ta có \(\widehat {{D_1}}\) là góc ngoài tại đỉnh D.
\(\widehat {{D_1}} = \widehat B + \widehat {{A_1}}\) (tính chất góc ngoài của tam giác)
Trong ∆ADC ta có \(\widehat {{D_2}}\) là góc ngoài tại đỉnh D
\(\widehat {{D_2}} = \widehat C + \widehat {{A_2}}\) (tínhchất góc ngoài của tam giác)
Ta có: \(\widehat B > \widehat C\left( {gt} \right);\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\left( {gt} \right)\)
\( \Rightarrow \widehat {{D_1}} - \widehat {{D_2}} = \left( {\widehat B + \widehat {{A_1}}} \right) - \left( {\widehat C + \widehat {{A_2}}} \right)\)
\( = \widehat B - \widehat C = 20^\circ \)
\(\widehat {{D_1}} + \widehat {{D_2}} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)
\(\eqalign{
& \Rightarrow \widehat {{D_1}} = \left( {180^\circ + 20^\circ } \right):2 = 100^\circ \cr
& \Rightarrow \widehat {{D_2}} = 100^\circ - 20^\circ = 80^\circ \cr} \)
Vậy \(\widehat {A{\rm{D}}C} = 100^\circ ;\widehat {A{\rm{D}}B} = 80^\circ \)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 139, 140 bài 2 hai tam giác bằng nhau Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 19: Hai tam giác trong hình dưới có bằng nhau hay không? Nếu có, hãy viết kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác đó....
Giải bài tập trang 140 bài 2 hai tam giác bằng nhau Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 23: Cho ∆ABC = ∆ DEF. Biết...
Giải bài tập trang 140, 141 bài 3 trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 27: Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 2,5cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác...
Giải bài tập trang 1141 bài 3 trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 30: Tìm chỗ sai trong bài làm sau đây của một học sinh (hình dưới)....