Câu 19 trang 139 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Hai tam giác trong hình dưới có bằng nhau hay không? Nếu có, hãy viết kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác đó.
Giải
Hai tam giác trên bằng nhau.
Ký hiệu: ∆ABC = ∆ EHD
Câu 20 trang 139 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho ∆ABC = ∆DEF. Viết các cặp cạnh bằng nhau, các cặp góc bằng nhau.
Giải
Ta có: ∆ABC = ∆DEF
Suy ra: AB = DE; AC = DF; BC = EF
\(\widehat A = \widehat D;\widehat B = \widehat E;\widehat C = \widehat F\)
Câu 21 trang 140 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho hai tam giác bằng nhau: tam giác ABC và một tam giác có ba đỉnh H, K, D. Hãy viết kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác đó, biết rằng AB = KD, \(\widehat B = \widehat K\).
Giải
Ta có: \(\widehat B = \widehat K\) nên đỉnh B tương ứng với đỉnh K
AB = KD nên đỉnh D tương ứng với đỉnh A
Suy ra đỉnh C tương ứng với đỉnh H
Vậy ∆ABC = ∆ DKH
Câu 22 trang 140 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1
Cho ∆ABC = ∆DMN
a) Viết đẳng thức trên dưới một vài dạng khác.
b) Cho AB = 3cm, AC = 4cm, MN = 6cm. Tính chu vi của mỗi tam giác nói trên.
Giải
a) ∆BCA = ∆ MND; ∆ ABC = ∆DNM; ∆ BAC = ∆ MDN;…
b) Vì ∆ABC = ∆ DMN nên AB = DM; AC = DN; BC = MN
Mà AB = 3cm, AC = 4cm, MN = 6cm
Suy ra: DM = 3cm, DN = 4cm, BC = 6cm
Chu vi ∆ABC là: AB + AC + BC = 3 + 4 + 6 = 13 (cm)
Chu vi ∆DMN là: DM + DN + MN = 3 + 4 + 6 = 13 (cm)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 140 bài 2 hai tam giác bằng nhau Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 23: Cho ∆ABC = ∆ DEF. Biết...
Giải bài tập trang 140, 141 bài 3 trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 27: Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 2,5cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác...
Giải bài tập trang 1141 bài 3 trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 30: Tìm chỗ sai trong bài làm sau đây của một học sinh (hình dưới)....
Giải bài tập trang 141 bài 3 trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 33: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ cung tròn tâm A bán kính AB và cung tròn tâm B bán kính BA, chúng cắt nhau ở C và D...