* LUYỆN TẬP 1
Câu 1 trang 6, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Nêu số và cách đọc số.
Phương pháp làm:
- Hàng thứ nhất, thứ hai, thứ ba: Dựa vào các số trăm, chục, đơn vị để viết số và đọc số tương ứng.
- Hàng thứ tư: Dựa vào cách đọc số để xác định số trăm, số chục, số đơn vị và viết số còn thiếu vào ô trống.
Lời giải:
Câu 2 trang 6, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Số ?
Phương pháp làm:
Bước 1: Quan sát thông tin trên bảng của mỗi chú rùa.
Bước 2: Xác định chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị và viết số tương ứng vào ô trống.
Lời giải:
Câu 3 trang 7, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
a) Số?
b) Viết các số 385, 538, 444, 307, 640 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
Phương pháp làm:
a) Xác định chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị rồi viết số có ba chữ số.
b) Viết các số đã cho thành tổng các trăm, chục, đơn vị theo ví dụ mẫu.
Lời giải:
a)
b)
385 = 300 + 80 + 5
538 = 500 + 30 + 8
444 = 400 + 40 + 4
307 = 300 + 7
640 = 600 + 40
Câu 4 trang 7, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Số ?
Phương pháp làm:
Số liền trước = Số đã cho – 1 đơn vị
Số liền sau = Số đã cho + 1 đơn vị
Lời giải:
Số liền trước kém số đã cho 1 đơn vị. Số liền sau hơn số đã cho 1 đơn vị.
Muốn tìm số liền trước, em chỉ cần lấy số đã cho trừ 1. Muốn tìm số liền sau, em chỉ cần lấy số đã cho + 1.
Muốn tìm số đã cho, em chỉ cần lấy số liền trước + 1 hoặc lấy số liền sau – 1.
Em điền được các số như sau:
Câu 5 trang 7, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
a) Số?
Mẫu: Số liền trước của 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có: 14, 15, 16 là ba số liên tiếp; 16, 15, 14 là ba số liên tiếp.
Số liền trước của 19 là …., số liền sau của 19 là …
Ta có: 18, 19, …. là ba số liên tiếp; 20, 19, … là ba số liên tiếp.
b) Tìm số ở ô có dấu ? để được ba số liên tiếp.
Phương pháp làm:
Số liền trước của một số thì bé hơn số đó một đơn vị.
Số liền sau của một số thì lớn hơn số đó 1 đơn vị.
Lời giải:
a)
Số liền trước của 19 là 18, số liền sau của 19 là 20.
Ta có: 18, 19, 20 là ba số liên tiếp; 20, 19, 18 là ba số liên tiếp.
b)
* LUYỆN TẬP 2
Câu 1 trang 8, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
>, <, = ?
Phương pháp làm:
Bước 1: Tính kết quả các phép tính
Bước 2: So sánh giá trị ở hai vế rồi điền dấu thích hợp vào ô trống.
Lời giải:
∙ 505 < 550 vì 5 trăm = 5 trăm, 0 chục < 5 chục.
∙ 399 < 401 vì 3 trăm < 4 trăm.
∙ 100 > 90 + 9 vì thực hiện phép tính 90 + 9 = 99. 1 trăm > 0 trăm.
∙ 400 + 70 + 5 = 475 vì thực hiện phép tính 400 + 70 + 5 = 475.
4 trăm = 4 trăm, 7 chục = 7 chục, 5 đơn vị = 5 đơn vị.
∙ 738 > 700 + 30 + 7 vì thực hiện phép tính 700 + 30 + 7 = 737.
7 trăm = 7 trăm, 3 chục = 3 chục, 8 đơn vị > 7 đơn vị.
∙ 50 + 1 > 50 – 1 vì thực hiện phép tính 50 + 1 = 51, 50 – 1 = 49.
5 chục > 4 chục.
Em điền như sau:
Câu 2 trang 8, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Số?
Phương pháp làm:
Đếm thêm 1 đơn vị (hoặc đếm lùi 1 đơn vị) rồi viết số thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải:
a) Số liền sau hơn số liền trước 1 đơn vị.
Muốn tìm số liền sau, ta lấy số liền trước + 1.
b) Số liền sau kém số liền trước 1 đơn vị.
Muốn tìm số liền sau, ta lấy số liền trước + 1.
Câu 3 trang 8, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Sắp xếp các số 531, 513, 315, 351 theo thứ tự:
a) Từ bé đến lớn.
b) Từ lớn đến bé.
Phương pháp làm:
Bước 1: So sánh các cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải.
Bước 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
Lời giải:
Ta so sánh các cặp chữ số từ hàng lớn nhất đến hàng nhỏ nhất, ta được:
315 < 351 < 513 < 531.
a) Các số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 315; 351; 513; 531.
b) Các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: 531; 513; 351; 315.
Câu 4 trang 8, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Số?
Ba con lợn có cân nặng lần lượt là 99 kg, 110 kg và 101 kg. Biết lợn trắng nặng nhất và lợn đen nhẹ hơn lợn khoang.
. Con lợn trắng cân nặng ? kg.
. Con lợn đen cân nặng ? kg.
. Con lợn khoang cân nặng ? kg.
Phương pháp làm:
Bước 1: So sánh cân nặng đã cho của ba con lợn.
Bước 2: Số lớn nhất là cân nặng của lợn trắng.
Bước 3: Số nhỏ nhất là cân nặng của lợn đen, còn lại là cân nặng của lợn khoang.
Lời giải:
Con lợn trắng nặng nhất nên lợn trắng nặng 110 kg.
Con lợn đen nhẹ hơn lợn khoang. Vì 99 kg < 101 kg nên lợn đen nặng 99 kg.
Con lợn khoang nặng 101 kg.
Giaibaitap.me
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 9, 10 bài 2 - Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000: Luyện tập 1 (bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 9); Luyện tập 2 (bài 1, 2, 3, 4 trang 10)
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11, 12, 13 bài 3 - Tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ: Hoạt động 1 (bài 1, 2, 3 trang 11, 12); Hoạt động 2 (câu 1, 2 trang 13); Luyện tập trang 13
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14, 15 bài 4 - Ôn tập bảng nhân 2, 5; bảng chia 2, 5: Luyện tập 1 (câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 14); Luyện tập 2 (câu 1, 2, 3, 4 trang 15)
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16, 17, 18 bài 5 - Bảng nhân 3, bảng chia 3: Hoạt động 1 (câu 1, 2, 3 trang 16, 17); Hoạt động 2 (câu 1, 2 trang 18); Luyện tập (câu 1, 2 trang 18)