Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.4 trên 145 phiếu

Giải bài tập Toán 7

CHƯƠNG I. SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC

Giải bài tập trang 45 bài 12 số thực Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 91: Điền chữ số thích hợp vào ô vuông...

Bài 91 trang 45 sgk toán 7 - tập 1

 Điền chữ số thích hợp vào ô vuông:

a) \(-3,02<-3,\square 1;\)

b) \(-7,5\square8>-7,513;\)

c) \(-0,4\square854<-0,49826;\)

d) \(-1,\square0765<-1,892.\)

Hướng dẫn giải: 

a) \(-3,02 < -3,\)\(1\);

Ta thấy \(2>1\) mà chữ số thứ nhất phần thập phân của \(-3,02\) là \(0\) nên số điền vào ô vuông phải là số \(0\) nếu điền các chữ số khác \(0\) ta thấy nó đều không thỏa mãn đề bài.

b) \(-7,5\)\(8 > -7,513\);

Ta thấy \(8>3\) , chữ số thập phân thứ hai của \(-7,513\) là \(1\) do đó chữ số điền vào ô trống phải nhỏ hơn \(1\) nên chữ số phải điền là \(0\) 

c, d tương tự như trên.

c) \(-0,4\)\(854< -0,49826\); 

d) \(-1\),\(0765 < -1,892\).

 


Bài 92 trang 45 sgk toán 7 - tập 1

Sắp xếp các số thực:

\(-3,2; 1; -\frac{1}{2}; 7,4; 0; -1,5\).

a) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

b) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn của các giá trị tuyệt đối của chúng.

Hướng dẫn giải:

a) \(-3,2<-1,5<-\frac{1}{2}<0<1<7,4.\)

b) \(\left | 0 \right |<\left | -\frac{1}{2} \right |<\left | 1 \right |<\left | -1,5 \right |<\left | -3,2 \right |<\left | 7,4 \right |.\)

 


Bài 93 trang 45 sgk toán 7 - tập 1

 Tìm \(x\), biết:

a) \(3,2.x+(-1,2).x+2,7=-4,9;\)

b) \((-5,6).x+2,9.x-3,86=-9,8.\)

Hướng dẫn giải:

a) \(3,2.x+(-1,2).x+2,7=-4,9;\)
\((3,2-1,2)x=-4,9-2,7\)
\(2.x=-7,6\)
 \(x=-3,8\)

b) \((-5,6).x+2,9.x-3,86=-9,8.\)
\((-5,6+2,9).x=-9.8+3,86\)
\(-2,7.x=-5,94\)
\(x=2,2\)

 


Bài 94 trang 45 sgk toán 7 - tập 1

Hãy tìm các tập hợp:

a) \(\mathbb Q ∩ \mathbb I\)

b) \(\mathbb R ∩ \mathbb I\)

Hướng dẫn giải:

a) Theo định nghĩa tập số hữu tỉ là tập hợp các số có thể viết dưới dạng phân số. Hay số hữu tỉ gồm các số thập phân hữu hạn và các số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Số vô tỉ là tập hợp gồm các số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Do đó: \(\mathbb Q ∩ \mathbb I = ∅\)

b) Số thực là tập hợp gồm số hữu tỉ và số tỉ.

Do đó: \(\mathbb R ∩ \mathbb I = \mathbb I\)

 


Bài 95 trang 45 sgk toán 7 - tập 1

 Tính giá trị biểu thức: 

\(A =  - 5,13:\left( {5{5 \over {28}} - 1{8 \over 9}.1,25 + 1{{16} \over {63}}} \right)\)

\(B = \left( {3{1 \over 3}.1,9 + 19,5:4{1 \over 3}} \right).\left( {{{62} \over {75}} - {4 \over {25}}} \right)\)

Giải

\(\eqalign{
& A = - 5,13:\left( {5{5 \over {28}} - 1{8 \over 9}.1,25 + 1{{16} \over {63}}} \right) \cr
& = - 5,13:\left( {{{145} \over {28}} - {{17} \over 9}.{{125} \over {100}} + {{79} \over {63}}} \right) \cr
& = - 5,13:\left( {{{145} \over {28}} - {{17} \over 9}.{5 \over 4} + {{79} \over {63}}} \right) \cr
& = - 5,13:\left( {{{145} \over {28}} - {{85} \over {36}} + {{79} \over {63}}} \right) \cr
& = - 5,13:{{57} \over {14}} = - 5,13.{{14} \over {57}} \cr
& = {{ - 71,82} \over {57}} = -1,26 \cr} \)

\(\eqalign{
& B = \left( {3{1 \over 3}.1,9 + 19,5:4{1 \over 3}} \right).\left( {{{62} \over {75}} - {4 \over {25}}} \right) \cr
& = \left( {{{10} \over 3}.1,9 + 19,5:{{13} \over 3}} \right).\left( {{{62 - 12} \over {75}}} \right) \cr
& = \left( {{{19} \over 3} + {{58,5} \over {13}}} \right).{{50} \over {75}} \cr
& = \left( {{{19} \over 3} + 4,5} \right).{2 \over 3} \cr
& = {{19 + 13,5} \over 3}.{2 \over 3} \cr
& = {{32,5} \over 3}.{2 \over 3} = {{65} \over 9} = 7{2 \over 9} \cr} \)

 

      Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác