Bài 101 trang 49 sgk toán 7 tập 1
Tìm \(x\), biết:
a) \(|x| =2,5\);
b) \(|x| = -1,2\);
c) \(|x| + 0,573 = 2\);
d) \(\left|x+ {1 \over 3}\right| - 4 = -1\).
Hướng dẫn làm bài:
a)\(|x| =2,5\)
\(x = ± 2,5\)
b) \(|x| = -1,2\): Không tồn tại giá trị nào của \(x\) vì trị tuyệt đối của một số không âm.
c) \(|x| + 0,573 = 2\)
\(|x| = 2 – 0,573 = 1,427\)
\(x = ± 1,427\)
d) \(\left| {x + {1 \over 3}} \right| - 4 = - 1\)
\(\left| {x + {1 \over 3}} \right| =-1+4\)
\(\left| {x + {1 \over 3}} \right| =3\)
\( x + {1 \over 3} = \pm 3\)
+) \(x + {1 \over 3} = 3 \Rightarrow x = 3 - {1 \over 3} = 2{2 \over 3}\)
+) \(x + {1 \over 3} = - 3 \Rightarrow x = - 3 - {1 \over 3} = - 3{1 \over 3}\)
Bài 103 trang 50 sgk toán 7 tập 1
Theo hợp đồng, hai tổ sản xuất chia lãi với nhau theo tỉ lệ 3 : 5. Hỏi mỗi tổ được chia bao nhiêu nếu tổng số lãi là 12 800 000 đồng?
Hướng dẫn làm bài:
Gọi số tiền lãi mỗi tổ được chia là x, y. Theo đề bài ta có:
\({x \over y} = {3 \over 5}\) hay \({x \over 3} = {y \over 5}\)
=> x + y = 12800000
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\({x \over 3} = {y \over 5} = {{x + y} \over {3 + 5}} = {{12800000} \over 8} = 1600000\)
Do đó: x = 1 600 000 . 3 = 4 800 000 (đồng)
y = 1 600 000 . 5 = 8 000 000 (đồng)
Vậy mỗi tổ được chia 4800 000 đ, 8 000 000 đ.
Bài 104 trang 50 sgk toán 7 tập 1
Một cửa hàng có ba tấm vải dài tổng cộng 108 m. Sau khi bán đi \({1 \over 2}\) tấm thứ nhất, \({2 \over 3}\) tấm thứ hai và \({3 \over 4}\) tấm thứ ba thì số mét vải còn lại ở ba tấm bằng nhau. Tính chiều dài mỗi tấm vải lúc đầu?
Hướng dẫn làm bài:
Gọi x, y, z lần lượt là chiều dài của ba tấm vải ban đầu.
Ta có: x + y + z = 108
Sau khi bán tấm vải thứ nhất còn \({x \over 2}\) , tấm vải thứ hai còn \({y \over 3}\) , tấm vải thứ ba còn \({z \over 4}\).
Theo đề bài ta có: \({x \over 2} = {y \over 3} = {z \over 4}\)
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau :
\({x \over 2} = {y \over 3} = {z \over 4} = {{x + y + z} \over {2 + 3 + 4}} = {{108} \over 9} = 12\)
Do đó: x = 12. 2 = 24 (m)
y = 12 . 3 = 36 (m)
z = 12. 4 = 48 (m)
Vậy chiều dài ba tấm vải ban đầu là 24m, 36m và 48m.
Bài 105 trang 50 sgk toán 7 tập 1
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) \(\sqrt {0,01} - \sqrt {0,25} \)
b) \(0,5.\sqrt {100} - \sqrt {{1 \over 4}} \)
Giải
a) \(\sqrt {0,01} - \sqrt {0,25} \)
\( = \sqrt {{{\left( {0,1} \right)}^2}} - \sqrt {{{\left( {0,5} \right)}^2}} \)
\( = 0,1 - 0,5 = - 0,4\)
b) \(0,5.\sqrt {100} - \sqrt {{1 \over 4}} \)
\( = 0,5.\sqrt {{{10}^2}} - \sqrt {{{\left( {{1 \over 2}} \right)}^2}} \)
\( = 0,5.10 - {1 \over 2}\)
\(= 5 - 0,5 = 4,5\).
Bài 102 trang 50 sgk toán 7 tập 1
Từ tỉ lệ thức : \({a \over b} = {c \over d}\left( {a,b,c,d \ne 0;a \ne \pm b;c \ne \pm d} \right)\), hãy suy ra các tỉ lệ thức sau:
a) \({{a + b} \over b} = {{c + d} \over d}\) b) \({{a - b} \over b} = {{c - d} \over d}\)
c) \({{a + b} \over a} = {{c + d} \over c}\) d) \({{a - b} \over a} = {{c - d} \over c}\)
e) \({a \over {a + b}} = {c \over {c + d}}\) f) \({a \over {a - b}} = {c \over {c - d}}\)
Giải
a) \({a \over b} = {c \over d} \Rightarrow {a \over c} = {b \over d} \Rightarrow {a \over c} = {b \over d} = {{a + b} \over {c + d}}\)
Từ: \({{a + b} \over {c + d}} = {b \over d} \Rightarrow {{a + b} \over b} = {{c + d} \over d}\)
b) \({a \over b} = {c \over d}\Rightarrow {a \over c} = {b \over d}\Rightarrow {a \over c} = {b \over d} = {{a - b} \over {c - d}}\)
Từ: \({{a - b} \over {c - d}} = {b \over d} \Rightarrow {{a - b} \over b} = {{c - d} \over d}\)
c) \({a \over b} = {c \over d}\Rightarrow {a \over c} = {b \over d} = {{a + b} \over {c + d}}\)
Từ: \({{a + b} \over {c + d}} = {a \over c}\Rightarrow {{a + b} \over a} = {{c + d} \over c}\)
d) \({a \over b} = {c \over d} \Rightarrow {a \over c} = {b \over d} = {{a - b} \over {c - d}}\)
Từ: \({{a - b} \over {c - d}} = {a \over c} \Rightarrow {{a - b} \over a} = {{c - d} \over c}\)
e) \({a \over b} = {c \over d} \Rightarrow {a \over c} = {b \over d} = {{a + b} \over {c + d}}\)
Từ: \({a \over c} = {{a + b} \over {c + d}} \Rightarrow {a \over {a + b}} = {c \over {c + d}}\)
f) \({a \over b} = {c \over d}\Rightarrow {a \over c} = {b \over d} = {{a - b} \over {c - d}}\)
\({a \over c} = {{a - b} \over {c - d}} \Rightarrow {a \over {a - b}} = {c \over {c - d}}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 53, 54 bài 1 Đại lượng tỉ tệ thuận Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 1: Cho biết hai đại lượng...
Giải bài tập trang 55, 56 bài 2 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 5: Hai đại lượng...
Giải bài tập trang 56 bài 2 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 8: Học sinh của ba lớp ...
Giải bài tập trang 58 bài 3 Đại lượng tỉ lệ nghịch Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 12: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau...