Bài 5 trang 55 sách giáo khoa toán 7 tập 1
Hai đại lượng \(x\) và \(y\) tỉ lệ thuận với nhau hay không, nếu:
a)
x |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
y |
9 |
18 |
27 |
36 |
45 |
b)
x |
1 |
2 |
5 |
6 |
9 |
y |
12 |
24 |
60 |
72 |
90 |
Giải
Theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận: Tỉ số của hai giá trị tương ứng luôn không đổi
Do đó để xét hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không ta xét các tỉ số của hai giá tương ứng xem chúng có bằng một giá trị không đổi không sau đó đưa ra kết luận.
a) Ta có :
\( \frac{x}{y}= \frac{1}{9}= \frac{2}{18}=\frac{3}{27}= \frac{4}{36}= \frac{5}{45}\)
Vậy \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
b) Ta có \( \frac{6}{72} ≠ \frac{9}{90}\)
Do đó tỉ số của hai giá trị tương ứng này không bằng tỉ số của hai giá trị tương ứng kia hay tỉ số này thay đổi nên \(x\) và \(y\) không tỉ lệ thuận.
Bài 6 trang 55 sách giáo khoa toán 7 tập 1
Thay cho việc đo chiều dài các cuộn dây thép người ta thường cân chúng. Cho biết mỗi mét dây nặng \(25\) gam.
a) Giả sử mét dây nặng \(y\) gam. Hãy biiểu diễn \(y\) theo \(x\).
b) Cuộn dây dài bao nhiêu mét biết rằng nó nặng \(4,5 kg\)?
Giải
a) Vì khối lượng của cuộn dây thép tỉ lệ thuận với chiều dài nên \(y = kx\).
Theo đề bài mỗi mét dây nặng \(25\) gam nên \(x=1\) thì \(y = 25\) thay vào công thức ta được \(25 = k.1\) hay \(k = 25\).
Vậy \(y = 25x\)
b) Vì \(y = 25x\) nên khi \(y = 4,5kg = 4500g\) thì \(x = 4500: 25 = 180.\) Vậy cuộn dây dài \(180m\).
Bài 7 trang 56 sách giáo khoa toán 7 tập 1
Hạnh và Vân định làm mứt dẻo từ \(2,5 kg\) dâu. Theo công thức, cứ \(2 kg\) dâu thì cần \(3 kg\) đường. Hạnh bảo cần \(3,75kg\), còn vân bảo cần \(3,25kg\). Theo em ai đúng, vì sao?
Giải
Gọi khối lượng dâu và khối lượng đường lần lượt là đại lượng \(y\) và đại lượng \(x\)
Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có: \(y=kx\)
Theo điều kiện đề bài \(y = 2\) thì \(x = 3\), thay vào công thức ta được \(2 = k.3\) nên \(k = \frac{2}{3}\)
Giải bài tập trang 56 bài 2 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 8: Học sinh của ba lớp ...
Giải bài tập trang 58 bài 3 Đại lượng tỉ lệ nghịch Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 12: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau...
Giải bài tập trang 61 bài 4 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 16: Cho đại lượng x và y có tỉ lệ nghịch với nhau hay không...
Giải bài tập trang 61, 62 bài 4 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 20: Đố vui: Trong một cuộc thi chạy tiếp sức 4x100m...