Bài 8.8 trang 57 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 2
Một túi đựng các tấm thẻ được ghi số 9;12;15;21;24. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong túi. Chọn từ thích hợp ( chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên) thay vào dấu “?” trong các câu sau:
Lời giải:
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì các số ghi trên các tấm thẻ có cả số chẵn và số lẻ
Biến cố B là biến cố chắc chắn vì tất cả các tấm thẻ đều ghi số chia hết cho 3
Biến cố C là biến cố không thể vì các số ghi trên các tấm thẻ không có số nào chia hết cho 10.
Bài 8.9 trang 57 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 2
Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất để
a) Hiệu giữa số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 6
b) Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều bé hơn 7.
Lời giải:
Số chấm trên 1 con xúc xắc chỉ có thể là 1;2;3;4;5 hoặc 6
Bài 8.10 trang 57 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 2
Trong một chiếc hộp có 15 quả cầu xanh, 15 quả cầu đỏ. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ trong hộp. Xét hai biến cố sau:
A: “ Lấy được quả cầu màu đỏ” và B: “ Lấy được quả cầu màu xanh”
a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng không?
b) Tìm xác suất của biến cố A và biến cố B
Lời giải:
a) Hai biến cố A và B đồng khả năng vì đều có 15 khả năng lấy được quả cầu màu đỏ và 15 khả năng lấy được quả cầu màu xanh.
b) Vì có 2 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 2 biến cố A và B nên xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{2}\)
Bài 8.11 trang 57 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 2
Chọn ngẫu nhiên một số trong bốn số 11;12;13 và 14. Tìm xác suất để:
a) Chọn được số chia hết cho 5
b) Chọn được số có hai chữ số
c) Chọn được số nguyên tố
d) Chọn được số chia hết cho 6
Lời giải:
a) Biến cố “ Chọn được số chia hết cho 5” là biến cố không thể ( do trong các số đã cho không có số nào chia hết cho 5) nên xác suất chọn được số chia hết cho 5 là 0.
b) Biến cố: “ Chọn được số có hai chữ số” là biến cố chắc chắn ( do tất cả các số đã cho đều là số có 2 chữ số) nên xác suất chọn được số có hai chữ số là 1.
c) Xét 2 biến cố: “ Chọn được số nguyên tố” và “ Chọn được hợp số”
2 biến cố này là 2 biến cố đồng khả năng (đều có 2 khả năng) và luôn xảy ra 1 trong 2 biến cố đó
Xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{2}\)
Vậy xác suất để chọn được số nguyên tố là \(\dfrac{1}{2}\)
d) Trong 4 số trên chỉ có số 12 là số chia hết cho 6.
Xét 4 biến cố: “Chọn được số 11”; “Chọn được số 12”; “Chọn được số 13”; “Chọn được số 14”
4 biến cố này là 4 biến cố đồng khả năng (đều có 2 khả năng) và luôn xảy ra 1 trong 4 biến cố đó
Xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{4}\)
Vậy xác suất để chọn được chọn được số 12 hay chọn được số chia hết cho 12 là \(\dfrac{1}{4}\)
Giaibaitap.me
Giải SGK Toán 7 trang 58 tập 2 Kết nối tri thức - Bài tập cuối chương 8 làm quen với biến cố và xác suất biến cố. Bài 8.13 Một thùng kín đựng 5 quả bóng màu đỏ, 10 quả bóng màu xanh, 20 quả bóng màu vàng, có cùng kích thước.
Giải SGK Toán 7 trang 62 tập 2 Kết nối tri thức - Bài 31 Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. Bài 9.5 Ba địa điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác ABC với tù, AC = 500 m.
Giải SGK Toán 7 trang 65 tập 2 Kết nối tri thức - Bài 32 Quan hệ đường vuông góc và đường xiên. Bài 9.8 Cho tam giác cân ABC, AB = AC. Lấy điểm M tùy ý nằm giữa B và C.
Giải bài tập trang 69 Bài 33 Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác sgk toán 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Cho điểm M nằm bên trong tam giác ABC. Gọi N là giao điểm của đường thẳng AM và cạnh BC. (H.9.18). Cho tam giác ABC, điểm D nằm giữa B và C. Chứng minh rằng AD nhỏ hơn nửa chu vi tam giác ABC.