Bài 1 trang 57 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Quan sát Hình 23 rồi thay dấu ? bằng tên tam giác thích hợp.
a) △ABE = △?
b) △EAB = △?
c) △? = △CDE.
Lời giải:
Quan sát Hình 23 ta thấy:
a) Xét ∆ABE và ∆DCE có:
AB = DC (theo giả thiết).
BE = CE (theo giả thiết).
AE = DE (theo giả thiết).
Suy ra ∆ABE = ∆DCE (c.c.c).
Vậy ∆ABE = ∆DCE.
b) Do ∆ABE = ∆DCE (chứng minh trên) nên ∆EAB = ∆EDC.
c) Do ∆ABE = ∆DCE (chứng minh trên) nên ∆BAE = ∆CDE.
Bài 2 trang 57 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Cho \(\Delta{DEF}=\Delta{HIK}\) và \(\widehat D= {73^o}\), DE = 5cm, IK = 7cm. Tính số đo \(\widehat H\) và độ dài HI, EF.
Lời giải:
Vì \(\Delta{DEF}=\Delta{HIK}\)
\( \Rightarrow \widehat D = \widehat H\)( 2 góc tương ứng )
Mà \(\widehat D =73^0\)
\( \Rightarrow \widehat H=73^0\)
Vì \(\Delta{DEF}=\Delta{HIK}\)
\(\Rightarrow DE = HI;EF = IK;DF = HK\)( các cạnh tương ứng )
Vậy \( \widehat H = {73^o};HI = 5cm;EF = 7cm\)
Bài 3 trang 58 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Cho hai tam giác bằng nhau ABC và DEF (các đỉnh chưa viết tương ứng), trong đó \(\widehat A = \widehat E\), \(\widehat C = \widehat D\). Tìm các cặp cạnh bằng nhau, cặp góc tương ứng bằng nhau còn lại.
Lời giải:
Vì \(\widehat A = \widehat E\), \(\widehat C = \widehat D\) nên đỉnh A tương ứng với đỉnh E, đỉnh C tương ứng với đỉnh D.
\( \Rightarrow \widehat B = \widehat F\) ( 2 góc tương ứng)
Do đó, \(\Delta{ABC}=\Delta{EFD}\)
\(\Rightarrow AB = DE;BC = EF;AC = DF\)( các cạnh tương ứng )
Bài 4 trang 58 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Cho biết \(\Delta{MNP}=\Delta{DEF}\) và MN = 4cm, MP = 5cm, EF = 6cm. Tính chu vi tam giác MNP.
Lời giải:
Vì \(\Delta{MNP}=\Delta{DEF}\)
\( \Rightarrow DE = MN;EF = NP;DF = MP\) (các cạnh tương ứng)
\( \Rightarrow NP = 6cm\)
\( \Rightarrow \) Chu vi tam giác MNP là:
C = MN + MP + NP = 4 + 5 + 6 = 15 (cm)
Bài 5 trang 58 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Cho đoạn thẳng AB có O là trung điểm. Vẽ hai đường thẳng m và n lần lượt vuông góc với AB tại A và B. Lấy điểm C trên m, CO cắt n tại D (Hình 24). Chứng minh rằng O là trung điểm CD.
Lời giải:
Xét \(\Delta OAC\) và \(\Delta OBD\), ta có:
\(\widehat {COA} = \widehat {BOD}\) ( 2 góc đối đỉnh)
AO = BO
\(\widehat A = \widehat B\)
\(\Rightarrow \Delta OAC=\Delta OBD\) ( g-c-g )
\( \Rightarrow CO = DO\) ( cạnh tương ứng )
\( \Rightarrow \) O là trung điểm CD
Bài 6 trang 58 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Cho Hình 25 có EF = HG, EG = HF. Chứng minh rằng:
a) \(\Delta EFH=\Delta HGE\)
b) EF // HG
Lời giải:
a) Xét tam giác EGH và tam giác HFE có :
FE = GH; GE = HF; EH chung
\(\Rightarrow \Delta EFH=\Delta HGE\) (c-c-c)
\( \Rightarrow \widehat {FEH} = \widehat {EHG}\)( 2 góc tương ứng )
b) Vì \(\widehat {FEH}=\widehat {EHG}\)
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong
Do đó, EF // HG
Bài 7 trang 58 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Cho tam giác FGH có FG = FH. Lấy điểm I trên cạnh GH sao cho FI là tia phân giác của \(\widehat {GFH}\).Chứng minh rằng hai tam giác FIG và FIH bằng nhau.
Lời giải:
Xét tam giác FIG và FIH có :
FI chung
FG = FH ( theo giả thiết )
\(\widehat {GFI} = \widehat {HFI}\) ( do FI là phân giác \(\widehat {GFH}\))
\(\Rightarrow \Delta FIG=\Delta FIH\) (c-g-c)
Bài 8 trang 58 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Cho góc xOy. Lấy hai điểm A, B thuộc tia Ox sao cho OA < OB. Lấy hai điểm C, D thuộc tia Oy sao cho OC = OA, OD = OB. Gọi E là giao điểm của AD và BC. Chứng minh rằng:
a) AD = BC
b) \(\Delta EAB=\Delta ECD\)
c) OE là tia phân giác của góc xOy.
Lời giải:
a) Xét \(\Delta OAD\) và \(\Delta OCB\), ta có :
OD = OB
\(\widehat{A}\) chung
OA = OC
\(\Rightarrow \Delta OAD=\Delta OCB\) (c-g-c )
\( \Rightarrow AD = BC\)(2 cạnh tương ứng )
b) Vì \(\Delta OAD=\Delta OCB\) nên \(\widehat{OAD}=\widehat{OCB}; \widehat{D}=\widehat{B}\) ( 2 góc tương ứng)
Mà \(\widehat{OAD}+\widehat{BAD}=180^0\) ( 2 góc kề bù)
\(\widehat{OCB}+\widehat{BCD}=180^0\) ( 2 góc kề bù)
Do đó, \(\widehat{BAD}=\widehat{BCD}\)
Vì \(OA+AB=OB; OC+CD=OD\)
Mà \(OC = OA, OD = OB\)
\(\Rightarrow AB=CD\)
Xét \(\Delta EAB\) và \(\Delta ECD\), ta có:
\(\widehat {ABE} = \widehat {CDE}\)
\(AB = CD\)
\(\widehat {BAE} = \widehat {DCE}\)
\(\Rightarrow \Delta EAB=\Delta ECD\) (g-c-g)
c) Vì \(\Delta EAB=\Delta ECD\) nên EB = ED ( 2 cạnh tương ứng)
Xét \(\Delta OBE\) và \(\Delta ODE\), ta có :
EB = ED
OB = OD
OE chung
\( \Rightarrow \Delta OBE=\Delta ODE \) (c.c.c)
\( \Rightarrow \widehat{BOE}=\widehat{DOE}\) ( 2 góc tương ứng)
\( \Rightarrow \) OE là phân giác \(\widehat {xOy}\)
Bài 9 trang 58 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2
Đặt tên cho một số điểm có trong Hình 26 và chỉ ra ba cặp tam giác bằng nhau trong hình đó.
Lời giải:
Đặt tên các điểm như hình trên.
Dựa vào hình trên ta có các cặp tam giác bằng nhau như sau:
∆ABC = ∆MNP; ∆ADC = ∆MQP; ∆ADC = ∆DEF.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 62, 63 Bài 3 Tam giác cân sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 1 Tìm các tam giác cân và tam giác đều trong mỗi hình sau (Hình 13). Giải thích.
Giải bài tập trang 66 Bài 4 Đường vuông góc và đường xiên sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 4 Quan sát Hình 10. Tìm đoạn ngắn nhất trong các đoạn BA, BM, BC.
Giải bài tập trang 70 Bài 5 Đường trung trực của một đoạn thẳng sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 4 Quan sát Hình 13, biết AB = AC, DB = DC. Chứng minh rằng M là trung điểm của BC.
Giải bài tập trang 72 Bài 6 Tính chất ba đường trung trực của tam giác sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 3 Người ta muốn phục chế lại một đĩa cổ hình tròn bị vỡ chỉ còn lại một mảnh (Hình 6). Làm thế nào để các định được bán kính của đĩa cổ này?