Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4 trên 39 phiếu

Giải bài tập Toán 7

CHƯƠNG III. QUAN HỆ GIỮA CÁC YỂU TỐ TRONG TAM GIÁC. CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC

Giải bài tập trang 76 bài 7 Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 44: Hỏi độ dài MB bằng bao nhiêu...

Bài 44 trang 76 sgk toán lớp 7- tập 2

Gọi M là điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB, cho đoạn thẳng MA có độ dài 5cm. Hỏi độ dài MB bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Điểm M thuộc đường trung trực của AB 

=> MA = MB (định lí thuận)

Vì MA = 5cm nên MB = 5cm


Bài 45 trang 76 sgk toán lớp 7- tập 2

Chứng minh đường thẳng PQ được vẽ như hình dưới đúng là đường trung trực của đoạn thẳng MN.

Hướng dẫn:

Ta có: Hai cung tròn tâm M và N có bán kính bằng nhau

Nên MP = NP và MQ = NQ => P; Q cách đều hai mút M, N của đoạn thẳng MN nên P; Q thuộc đường trung trực của MN hay đường thẳng qua P, Q là đường trung trực của MN


Bài 46 trang 76 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho ba tam giác cân ABC, DBC, EBC có chung đáy BC. Chứng minh ba điểm A, D, E thẳng hang.

Hướng dẫn:

Vì ∆ABC cân tại A => AB = AC

=> A thuộc trung trực của BC

Vì ∆DBC cân tại D => DB = DC

=> D thuộc trung trực của BC

Vì ∆EBC cân tại E => EB = EC

=> E thuộc trung trực của BC

Do đó A, D, E thuộc đường trung trực của BC nên A, D, E thẳng hàng


Bài 47 trang 76 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho hai điểm M, N nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Chứng minh

∆AMN  = ∆BMN.

Hướng dẫn:

Vì M thuộc đường trung trực của AB 

=> MA = MB

N thuộc đường trung trực của AB

=> NA = NB

Do đó ∆AMN  = ∆BMN (c.c.c)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác