Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.4 trên 12 phiếu

Giải bài tập Toán 7

CHƯƠNG III. QUAN HỆ GIỮA CÁC YỂU TỐ TRONG TAM GIÁC. CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC

Giải bài tập trang 83 bài 9 Tính chất ba đường cao của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 58: Hãy giải thích tại sao trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông...

Bài 58 trang 83 sgk toán lớp 7- tập 2

Hãy giải thích tại sao trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông và trực tâm của tam giác tù nằm ngoài tam giác.

Hướng dẫn:

Trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông là vì mỗi cạnh góc vuông của tam giác chính là đường cao cua tam giác nên 2 cạnh góc vuông và đường cao ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông cắt nhau tại đỉnh góc vuông.

+ Nếu tam giác ABC có góc A tù => BC là cạnh lớn nhất

=> BC > BA

Kẻ đường cao BL thì LA; LC là hai hình chiếu của BA, BC => LA < LC

=> A nằm giữa L và C tức đường cao BL nằm ngoài tam giác ABC

Tương tự đường cao CK nằm ngoài tam giác ABC

Nên điểm cắt nhau của ba đường cao nằm ngoài tam giác


Bài 59 trang 83 sgk toán lớp 7- tập 2

59. Cho hình dưới

a) Chứng minh NS ⊥ LM

b) Khi \(\widehat{LNP}\) =500, hãy tính góc MSP và góc PSQ

Hướng dẫn:

a)  Trong ∆NML có : 

LP ⊥ MN nên LP là đường cao

MQ ⊥ NL nên MQ là đường cao

mà PL ∩ MQ = {S}

suy ra S là trực tâm của tam giác nên đường thằng SN chứa đường cao từ N hay

SN ⊥ ML

b) ∆NMQ vuông tại Q có \(\widehat{LNP}\) =50nên \(\widehat{QMN}\) =400

 ∆MPS vuông tại Q có \(\widehat{QMP}\) =40nên \(\widehat{MSP}\) =500

Suy ra \(\widehat{PSQ}\) =1300(kề bù)


Bài 60 trang 83 sgk toán lớp 7- tập 2

Trên đường thẳng d, lấy ba điểm phân biệt  I, J, K (J ở giữa I và K)

Kẻ đường thẳng l vuông góc với d tại J, trên l lấy điểm M khác với  điểm J. đường thẳng qua l vuông góc với MK cắt l tại N. chứng minh rằng KN ⊥ IM.

Giải:

Nối M với I ta được ΔMIK.

Trong ΔMIK có: MJ ⊥ IK (do l ⊥ d) và IN ⊥ MK

Do đó N là trực tâm của ΔMIK.

Suy ra KN là đường cao thứ ba của ΔMIK hay KN ⊥ IM (đpcm).


Bài 61 trang 83 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho tam giác ABC không vuông. Gọi H là trực tâm của nó.

a) Hãy chỉ ra các đường cao của tam giác HBC. Từ đó hãy chỉ ta trực tâm của tam giác đó.

b) Tương tự, hãy lần lượt chỉ ra trực tâm của các tam giác HAB, HAC

Hướng dẫn:

Các đường thẳng HA, HB, HC lần lượt cắt cạnh đối BC, AC, AB tại N, M, E

a) ∆HBC có:

HN ⊥ BC nên HN là đường cao

BE ⊥ HC nên BE là đường cao

CM ⊥ BH nên CM là đường cao

Vậy A là trực tâm của ∆HBC

b) Tương tự trực tâm của ∆AHB là C, ∆AHC là B


Bài 62 trang 83 sgk toán lớp 7- tập 2

Chứng minh rằng một tam giác có hai đường cao (xuất phát từ các đỉnh của hai góc nhọn) bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân. Từ đó suy ra một tam giác có ba đường cao bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.

Hướng dẫn:

Xét hai tam giác vuông EBC và FCB có:

BC (cạnh huyền chung)

BE = CF

Vậy ∆EBC = ∆FCB (cạnh huyền cạnh góc vuông)

=> \(\widehat{FBC}= \widehat{ECB}\)

hay  ∆ABC cân tại A

+ Nếu tam giác có ba đường cao bằng nhau, tương tự như chứng minh trên, ta chứng minh được đó là tam giác đều.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 86 Sách giáo khoa Toán 7

    Giải bài tập trang 86 bài Ôn tập chương III - Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 1: Cho tam giác ABC. Hãy viết kết luận của hai bài toán sau...

  • Giải bài 5, 6, 7, 8, 9 trang 86, 87 Sách giáo khoa Toán 7

    Giải bài tập trang 87 bài Ôn tập chương III - Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 5: Hãy ghét đôi hai ý ở hai cột để được khẳng định đúng...

  • Giải bài 63, 64, 65, 66 trang 87 Sách giáo khoa Toán 7

    Giải bài tập trang 87 bài Ôn tập chương III - Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 63: Hãy so sánh góc ADC và góc AEB...

  • Giải bài 67, 68, 69, 70 trang 87, 88 Sách giáo khoa Toán 7

    Giải bài tập trang 87, 88 bài Ôn tập chương III - Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 67: Cho tam giác MNP với đường trung tuyến MR và trọng tâm Q....

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác