Bài 48 trang 77 sgk toán lớp 7- tập 2
Hai điểm M và N cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy.
Lấy điểm L đối xứng với M qua xy. Gọi I là một điểm của xy. Hãy so sánh IM + IN với LN.
Hướng dẫn:
Vì L và M đối xứng qua đường thẳng xy. Nên đường thẳng xy là trung trực của ML
I ∈ xt => IM = IL
Nên IM + IN = IL + IN
+ Nếu I là giao điểm của NL và xy thì IL + IN = LN
+ Nếu I không là giao điểm của NL và xy thì ba điểm I, N, L không thẳng hàng
=> IL + IN > LN
Vậy với mọi vị trí của I trên xy thì IL + IN ≥ LN
Bài 49 trang 77 sgk toán lớp 7- tập 2
Hai nhà máy được xây dựng bên bờ một con sông tại hai địa điểm A và B ở hình dưới. Hãy tìm cạnh bờ sông một địa điểm C để xây dựng một trạm bơm đưa nước về cho hai nhà máy sao cho độ dài đường ống dẫn nước là ngắn nhất?
Hướng dẫn:
Áp dụng bài 48
Gọi A' là điểm đối xứng của A qua đường thẳng xy chứa một bờ sông gần nhất
Ta có: CA + CB = CA' + CB ≥ A'B
Nên CA + CB ngắn nhất khi C là giao điểm của A'B với xy
Vậy điểm đặt trạm bơm là giao điểm của đường thẳng xy với đường thẳng qua điểm B và điểm A' đói xứng với A qua xy.
Bài 50 trang 77 sgk toán lớp 7- tập 2
Một con đường quốc lộ cách không xa hai điểm dân cư. Hãy tìm bên đường đó một địa điểm để xây dựng một trạm y tế sao cho trạm y tế này cách đều hai điểm dân cư.
Hướng dẫn:
Gọi A và B là hai điểm dân cư, C là điểm đặt trạm y tế.
Vì C cách đều AB nên C thuộc đường trung trực của AB mà C ∈ xy nên C là giao điểm của xy và đường trung trực của AB
Bài 51 trang 77 sgk toán lớp 7- tập 2
Cho đường thẳng d và điểm P không nằm trên d. hình dưới mô tả cho cách dựng: đường thẳng đi qua điểm P và vuông góc với đường thẳng d bằng thước và compa như sau:
(1) Vẽ đường tròn tâm P với bán kính thích hợp sao cho nó có cắt d tại hai điểm A và B
(2) Vẽ hai đường tròn với bán kính bằng nhau có tâm A và B sao cho chúng cắt nhau. Gọi một giao điểm của chúng là C ( C ≠ P )
(3) Vẽ đường thẳng PC
Em hãy chứng minh đường thẳng PC vuông góc với d
Đố: Tìm thêm một cách dựng nữa (bằng thước và compa)
Hướng dẫn:
a) Ta có PA = PB (A, B nằm trên cung tròn có tâm P) CA = CB (hai cung tròn AB có tâm A và B có bán kính bằng nhau; C la giao điểm của 2 cung)
Vậy P; C cách đều A và B nên đường thẳng CP là đường trung trực của AB nên
PC ⊥ d
b) Một cách vẽ khác
- Lấy điểm A bất kì trên d
- Vẽ cung tròn tâm A bán kính AP cắt đường thẳng d tại M
- Vẽ cung tròn tâm M bán kính MP cắt cung tròn tâm A tại C
- Vẽ đường thẳng PC, đường thẳng PC chính là đường vuông góc với d.
=> PC ⊥ d (đpcm)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 79, 80 bài 8 Tính chất ba đường trung trực của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 52: Chứng minh định lí: Nếu tam giác có một đường trung tuyến...
Giải bài tập trang 80 bài 8 Tính chất ba đường trung trực của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 55: Cho hình bên...
Giải bài tập trang 83 bài 9 Tính chất ba đường cao của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 58: Hãy giải thích tại sao trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông...
Giải bài tập trang 86 bài Ôn tập chương III - Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 1: Cho tam giác ABC. Hãy viết kết luận của hai bài toán sau...