Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.3 trên 27 phiếu

Giải bài tập Toán 7

CHƯƠNG III. QUAN HỆ GIỮA CÁC YỂU TỐ TRONG TAM GIÁC. CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC

Giải bài tập trang 72, 73 bài 6 Tính chất ba đường phân giác của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 36: Cho tam giác DEF, điểm I nằm trong tam giác...

Bài 36 trang 72 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho tam giác DEF, điểm I nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của nó. Chứng minh I là điểm chung của ba đường phân giác của tam giác DEF.

Hướng dẫn:

I nằm trong ∆DEF và cách đều ba cạnh của tam giác nên I lần lượt thuộc phân giác của các góc \(\widehat{D}\), \(\widehat{E}\), \(\widehat{F}\)

Vậy I là điểm chung của ba đường phân giác của tam giác DEF


Bài 37 trang 72 sgk toán lớp 7- tập 2

Nêu cách vẽ điểm K ở trong tam giác MNP mà các khoảng cách từ K đến ba cạnh của tam giác đó bằng nhau. Vẽ hình minh họa.

Hướng dẫn:

Vẽ điểm K ở trong tam giác MNP mà các khoảng cách từ K đến ba cạnh của tam giác đó bằng nhau tức là K là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác MNP

Vì vậy ta chỉ cần vẽ phân giác của hai trong ba góc của ∆MNP

 


Bài 38 trang 73 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho hình bên

a)   Tính góc KOL

b)   Kẻ tia  IO, hãy tính góc KIO

c)   Điểm O có cách đều ba cạnh của tam giác IKL không? Tại sao?

   Hướng dẫn:

a) ∆KIL có \(\widehat{I}\) = 62

nên \(\widehat{IKL}+ \widehat{ILK}\) = 1180

Vì KO và LO là phân giác  \(\widehat{IKL}\), \(\widehat{ILK}\) 

nên \(\widehat{OKL}+ \widehat{OLK}\)= \(\frac{1}{2}\)(\(\widehat{IKL}+ \widehat{ILK}\))

=> \(\widehat{OKL}+ \widehat{OLK}\) = \(\frac{1}{2}\) 118

\(\widehat{OKL}+ \widehat{OLK}\) =  590

∆KOL có \(\widehat{OKL}+ \widehat{OLK}\) =   590

nên \(\widehat{KOL}\) = 1800 – 590 = 1210

c) Vì O là giao điểm của hai đường phân giác của \(\widehat{K}\) và \(\widehat{L}\) nên O cách đều ba cạnh của tam giác IKL


Bài 39 trang 73 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho hình bên.

a) chứng minh ∆ABD = ∆ACD

b) So sánh góc DBC với góc DCB

Hướng dẫn:

a) Căn cứ các kí hiệu đã cho trên hình của bài 39 ta có: ∆ABD và ∆ACD có:

AB = AC

\(\widehat{BAD}= \widehat{CAD}\)

AD là cạnh chung

=>  ∆ABD = ∆ACD

b)  Vì  ∆ABD = ∆ACD

=> BD = CD => ∆BCD cân tại D

=> \(\widehat{DBC}= \widehat{DCB}\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác