Bài 3.32 trang 59 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1
Chứng minh rằng: Cho điểm A và đường thẳng d thì có duy nhất đường thẳng đi qua A và vuông góc với d, tức là nếu có hai đường thẳng đi qua A vuông góc với d thì chúng phải trùng nhau.
Lời giải:
Giả sử có 2 đường thẳng a và a’ đi qua A và vuông góc với d.
Vì a \( \bot \)d, mà a’ \( \bot \)d nên a // a’ (hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau)
Mà A \( \in \)d, A \( \in \)d’
\( \Rightarrow a \equiv a'\)
Vậy có duy nhất đường thẳng đi qua A và vuông góc với d
Bài 3.33 trang 59 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1
Vẽ ba đường thẳng phân biệt a,b,c sao cho a//b, b//c và hai đường thẳng phân biệt m, n cùng vuông góc với a. Hỏi trên hình có bao nhiêu cặp đường thẳng song song, có bao nhiêu cặp đường thẳng vuông góc?
Lời giải:
Ta có: +) a // b, b // c nên a // c ( Hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau)
+) m \( \bot \) a; n \( \bot \)a nên m // n (Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau)
Theo định lý “Đường thẳng vuông góc với 1 trong 2 đường thẳng song song thì cũng vuông góc với đường thẳng kia, ta có:
+) a // b; a \( \bot \)n nên b \( \bot \)n
+) a // b; a \( \bot \)m nên b \( \bot \)m
+) a // c; a \( \bot \)n nên c \( \bot \)n
+) a // c; a \( \bot \)m nên c \( \bot \)m
Vậy các cặp đường thẳng song song là: a // b ; a // c ; b // c; m // n
Các cặp đường thẳng vuôn góc là: b \( \bot \)n; b \( \bot \)m; c \( \bot \)n; c \( \bot \)m; a \( \bot \)n; a \( \bot \)m
Bài 3.34 trang 59 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1
Cho Hình 3.50, trong đó hai tia Ax và By nằm trên hai đường thẳng song song. Chứng minh rằng \(\widehat C = \widehat A + \widehat B\)
Lời giải:
Qua C kẻ đường thẳng d song song với Ax
Vì Ax // By nên d // By
Vì d // Ax nên \(\widehat A = \widehat {{C_1}}\)(2 góc so le trong)
Vì d // By nên \(\widehat B = \widehat {{C_2}}\) (2 góc so le trong)
Mà \(\widehat C = \widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}}\)
Vậy \(\widehat C = \widehat A + \widehat B\)(đpcm)
Bài 3.35 trang 59 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1
Cho Hình 3.51, trong đó Ox và Ox’ là hai tia đối nhau
a) Tính tổng số đo ba góc O1, O2, O3 .
Gợi ý: \(\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} = (\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}}) + \widehat {{O_3}}\), trong đó \(\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} = \widehat {x'Oy}\)
b) Cho \(\widehat {{O_1}} = 60^\circ ,\widehat {{O_2}} = 70^\circ \). Tính \(\widehat {{O_2}}\)
Lời giải:
a) Ta có: \(\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} = (\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}}) + \widehat {{O_3}}\)=\(\widehat {x'Oy} + \widehat {{O_3}}\), mà \(\widehat {x'Oy} + \widehat {{O_3}}\)= 180\(^\circ \) ( 2 góc kề bù)
Vậy \(\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} = 180^\circ \)
b) Vì \(\widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} = 180^\circ \)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 60^\circ + \widehat {{O_2}} + 70^\circ = 180^\circ \\ \Rightarrow \widehat {{O_2}} = 180^\circ - 60^\circ - 70^\circ = 50^\circ \end{array}\)
Vậy \(\widehat {{O_2}} = 50^\circ \)
Bài 3.36 trang 59 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1
Cho Hình 3.52, biết \(\widehat {xOy} = 120^\circ ,\widehat {yOz} = 110^\circ \). Tính số đo góc zOx.
Gợi ý: Kẻ thêm tia đối của tia Oy
Lời giải:
Kẻ Ot là tia đối của tia Oy.
Ta được:+) \(\widehat {{O_1}} + \widehat {xOy} = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {{O_1}} + 120^\circ = 180^\circ \\ \Rightarrow \widehat {{O_1}} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \end{array}\)
+) \(\widehat {{O_2}} + \widehat {yOz} = 180^\circ \)( 2 góc kề bù)
Vì Ot nằm giữa 2 tia Ox và Oz nên \(\widehat {xOz} = \widehat {{O_1}} + \widehat {{O_2}} = 60^\circ + 70^\circ = 130^\circ \)
Vậy \(\widehat {zOx} = 130^\circ \)
Giaibaitap.me
Giải SGK Toán 7 trang 62 tập 1 Kết nối tri thức - Bài 12 Tổng các góc trong một tam giác. Bài 4.2 Trong các tam giác (H.4.7), tam giác nào là tam giác nhọn, tam giác tù?
Giải SGK Toán 7 trang 67 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 13 Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác. Bài 4.4 Cho tam giác ABC và DEF như hình 4.18. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
Giải SGK Toán 7 trang 69 Bài luyện tập chung - Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 4.7 Các số đo x, y, z trong mỗi tam giác vuông dưới đây bằng bao nhiêu độ?
Giải SGK Toán 7 trang 73 tập 1 Kết nối tri thức - Bài 14 Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác. Bài 4.12 Trong mỗi hình bên (H.4.39), hãy chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau