Bài 5. Ghi nội dung thích hợp vào bảng so sánh giáp xác và hình nhện theo các gợi ý ở cột bên phải.
Lời giải:
Bài 6. Cơ quan nào nằm ở phần đầu có cấu tạo khác nhau ở các sâu bọ khác nhau ?
Lời giải:
Cơ quan nằm ở phần đầu nhưng ở các sâu bọ khác nhau có cấu tạo rất khác nhau là phần phụ miệng. Chúng đều do các đôi : môi trên, hàm trên, hàm dưới và môi dưới cấu tạo thành. Nhưng tuỳ mức độ phát triển hay tiêu giảm của chúng mà có 5 kiểu phần phụ miệng chính như sau :
- Kiểu nghiền : ăn thức ăn rắn có ở chuồn chuồn, châu chấu, dế...
- Kiểu hút: ăn thức ăn lỏng, có ở bướm.
- Kiểu nghiền hút: ăn thức ăn vừa rắn vừa lỏng như ở ong mật.
- Kiểu chích hút: châm vào cơ thể vật chủ hút máu, có ở muỗi.
- Kiểu dẫn : thích nghi ăn thức ăn lỏng, có ở ruồi, nhặng...
Bài 7. Hãy ghi nội dung thích hợp vào bảng so sánh sau để phân biệt sâu bọ với hình nhện theo các từ gợi ý ở cột phải.
Lời giải:
Với hàng triệu loài, lớp Sâu bọ có vai trò thực tiễn rất lớn như sau :
- Về mặt có lợi:
+ Làm thực phẩm như : nhộng, trứng kiến, châu chấu, dế...
+ Làm thuốc chữa bệnh như : mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong...
+ Thụ phấn cho cây trồng : bướm và các loài ong.
+ Là mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.
+ Là thiên địch : góp phần diệt các sâu bọ có hại (ong mắt đỏ).
- Về mặt có hại:
+ Là sâu hại cây trồng : Theo thống kê, chúng làm hại tới 20% sản lượng mùa màng.
+ Là sâu hại trong các kho ngũ cốc (các loại mọt), phá huỷ các công trình (loài mối).
+ Là vật chủ trung gian của nhiều loại bệnh nguy hiểm cho người và động vật như : ruồi, nhặng, muỗi Anôphen, ruồi xê xê...
Giaibaitap.me
Giải bài tập trắc nghiệm trang 51 chương 5 ngành chân khớp Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Các đặc điểm đặc trưng của ngành Chân khớp là...
Giải bài tập trang 60 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Những căn cứ nào cho phép kết luận cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ỏ nước ?...
Giải bài tập trang 60 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 6: Tại sao mang cá chỉ thích hợp cho hô hấp ở duới nước mà không thích hợp cho hô hấp ở trên cạn ? ...
Giải bài tập trang 63 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước rất hiệu quả nhưng khi lên cạn thì bị chết ?...