Bài 1. Hãy chọn các thông tin ở cột B cho phù hợp với thông tin ỏ cột A trong bảng sau:
A. Tên các ngành, lớp động vật |
B. Phương thức và bộ phận di chuyển |
1. Động vật nguyên sinh 2. Ruột khoang 3. Giun dẹp 4. Giun tròn 5. Giun đốt 6. Thân mểm 7. Chân khớp 8. Cá 9. Lưỡng cư 10. Bò sát 11. Chim 12. Thú |
a) Vây bơi b) Co duỗi cơ thể c) Chân giả, lông roi, lông tơ d) Màng bơi của chi sau (trong nước) ; bò, phóng mình bằng chi trên cạn e) Chi, với nhiều dạng như leo trèo, chuyền cành, đi, phóng, chạy g) Chi, sự chuyển động của thân và hỗ trợ của đuôi h) Chi trên cạn và cánh khi bay trên không i) Chân bò, chân bơi (ở nước); bò, chân nhảy, cánh k) Chân là những chỗ lồi của cơ thể l) Bám, co duỗi cơ thể hoặc lộn đầu |
■ Lời giải:
1. c ; 2. 1; 3. b ; 4. b ; 5. b ; 6. k ; 7. i; 8. a ; 9. d ; 10. g ; 11. h ; 12. e.
Bài 2. Nêu sự tiến hoá của co quan di chuyển ỏ động vật. Cho ví dụ.
■ Lời giải:
Cơ quan di chuyển ở động vật từ chỗ : chưa có cơ quan di chuyển ở động vật, sống bám vào một nơi (hải quỳ, san hô) hoặc di chuyển bằng hình thức rất đơn giản kém hiệu quả, di chuyển chậm kiểu sâu đo (thuỷ tức) ; đến cơ quan di chuyển còn rất đơn giản như mấu lồi cơ, tơ bơi (rươi) ; phân hoá thành chi phân đốt (rết), cuối cùng bộ phận di chuyển đã phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng rất khác nhau, thích nghi với nhiều hình thức di chuyển ở các môi trường khác nhau.
Bài 3. Cho tập hợp các sinh vật sau : vịt trời, gà lôi, châu chấu, vượn, hươu, cá chép, giun đất, doi, kanguru. Hãy xếp thành từng nhóm sinh vật có 1 hình thúc di chuyển, có 2 hình thức di chuyển, có 3 hình thúc di chuyển.
■ Lời giải:
Những đại diện có 1 hình thức di chuyển : hươu (đi - chạy) , cá chép (bơi), giun đất (bò); dơi (bay), kanguru (nhảy).
Những đại diện có 2 hình thức di chuyển : gà lôi (đi - chạy, bay) ; vượn (leo trèo, đi).
Những đại diện có 3 hình thức di chuyển : vịt trời (đi - chạy, bơi , bay) ; châu chấu (đi - nhảy, bay).
Bài 4. Nêu sự tiến hoá vé thể thút cấu tạo chung của cơ thể động vật.
■ Lời giải:
Từ cơ thể đơn bào (động vật nguyên sinh) tiến tới cơ thế đa bào bậc thấp, chưa phân hoá các cơ quan hoàn chỉnh (như ruột khoang, các ngành giun...) rồi tiến tới hoàn chỉnh hơn (chân khớp).
Động vật có xương, các cơ quan phân hoá rõ rệt và thực hiện các chức năng chuyên biệt hơn đồng thời có cấu tạo phức tạp, hoàn thiện hơn.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 118 chương 7 sự tiến hóa của động vật Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 9: Nêu sự tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật...
Giải bài tập trang 123 chương 7 sự tiến hóa của động vật Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Hãy sắp xếp các cụm từ sau đây theo trật tự đúng thể hiện sự tiến hoá trong cấu tạo của hệ thần kinh động vật...
Giải bài tập trang 123 chương 7 sự tiến hóa của động vật Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật là động vật...
Giải bài tập trang 126 chương 8 động vật và đời sống con người Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Tại sao động vật lại có sự đa dạng về loài ? Sự đa dạng đó biểu hiện ở những đặc điểm nào ?...