Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Sinh học 7

CHƯƠNG 6. NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

Giải bài tập trang 60 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Những căn cứ nào cho phép kết luận cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ỏ nước ?...

Bài 1. Những căn cứ nào cho phép kết luận cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ỏ nước ?

■ Lời giải:

Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước : thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy, mắt không có mi. Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng.

Bài 2. Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản phù hợp vói điểu kiện sống đó của cá chép.

■ Lời giải:

Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, ruộng, sông, suối...) đặc biệt thích hợp với các vực nước lặng. Cá chép ăn tạp : ăn giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thuỷ sinh. Cá chép là động vật biến nhiệt vì nhiệt độ cơ thể không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước.

Cá chép thụ tinh ngoài, vì con cái đẻ trứng vào môi trường nước và con đực phóng tinh dịch lên trứng để thụ tinh nên hiệu quả thụ tinh thấp, mặt khác thụ tinh lại xảy ra ở môi trường nước không an toàn (làm mồi cho kẻ thù và điều kiện môi trường có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng). Đây cũng là những lí do giải thích cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn 15- 20 vạn trứng trong mỗi lứa đẻ.

Bài 3. Bằng cách nào có thể xác định được vai trò cùa các vây cá ?

■ Lời giải:

Tiến hành các thí nghiệm :

- Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa, cá không bơi được và chìm xuống đáy bể Điều đó chứng tỏ khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi.

- Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi, cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên (giống tư thế cá chết). Điều đó chứng tỏ các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyến.

- Cố định vây lưng và vây hậu môn, cá bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi. Điều đó chứng tỏ vây lưng và vây hậu môn giữ thăng bằng theo chiều dọc.

- Cố định hai vây ngực, cá rất khó duy trì trạng thái cân bằng, rất khó khăn khi bơi sang phải, trái hoặc hướng lên mặt nước hay hướng xuống dưới. Điều đó chứng tỏ hai vây ngực có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống, giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng.

- Cố định hai vây bụng, cá hơi bị mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống khó khăn hơn. Điều đó chứng tỏ hai vây bụng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống, giữ thăng bằng.

Bài 4. Nêu vai trò của cá vói tự nhiên và đời sống con người.

■ Lời giải:

- Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu chất đạm, vitamin, dễ tiêu hoá vì có hàm lượng mỡ thấp.

- Dùng để chữa bệnh, như cá thu chứa nhiều vitamin A, D, dầu gan cá nhám, chất tiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc dùng để chữa bệnh thần kinh, sưng khớp, uốn ván. Tuy nhiên, dùng cá nóc làm thức ăn có thể bị ngộ độc chết người.

- Da một số loài cá dùng để đóng giày, làm cặp...

- Người ta nuôi cá làm cảnh.

- Trong tự nhiên, cá là một mắt xích trong chuỗi thức ăn làm tăng và duy trì bền vững hệ sinh thái. Cá còn ăn bọ gậy diệt muỗi, ăn sâu bọ hại lúa...

Bài 5. Hãy chứng minh mang cá là cơ quan hô hấp thích nghỉ với môi trường nước.

■ Lời giải:

Mang cá có bề mặt trao đổi khí rộng, tức tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn vì mang cá có rất nhiều cung mang, một cung mang lại có rất nhiều phiến mang.

Bề mặt trao đổi khí mỏng và luôn ẩm ướt đã giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch máu và máu có sắc tố. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lộch về nồng độ 02 và để các chất khí đó có thể dễ dàng khuếch tán qua bể mặt trao đổi khí.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 6, 7, 8, 9 trang 60 Sách bài tập Sinh học 7

    Giải bài tập trang 60 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 6: Tại sao mang cá chỉ thích hợp cho hô hấp ở duới nước mà không thích hợp cho hô hấp ở trên cạn ? ...

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 63 Sách bài tập Sinh học 7

    Giải bài tập trang 63 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước rất hiệu quả nhưng khi lên cạn thì bị chết ?...

  • Giải bài tập trắc nghiệm trang 63 Sách bài tập Sinh học 7

    Giải bài tập trang 63 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành Động vật có xương sống với các ngành Động vật không xương sống là...

  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 72 Sách bài tập Sinh học 7

    Giải bài tập trang 72 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Hãy chọn những nội dung về đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài ở cột c, phù hợp với môi trường sống ở cột A rồi điển (a, b, c...) vào cột B....

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác