Bài 6. Tại sao mang cá chỉ thích hợp cho hô hấp ở duới nước mà không thích hợp cho hô hấp ở trên cạn ? Tại sao cá lên cạn lại không hô hấp được ?
■ Lời giải:
Khi cá lên cạn, do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các cung mang xẹp, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ. Mặt khác, khi lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được và chết sau một thời gian ngắn.
Bài 7. Tại sao sự trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao ?
■ Lời giải:
Ngoài các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí có nhiều thuận lợi, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :
- Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang.
- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. Chính vì có các đặc điểm trên nên cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng 02 của nước khi đi qua mang.
Bài 8. Hãy mô tả đuông đi của máu trong hệ tuẩn hoàn đơn của cá chép. Tại sao hệ tuẩn hoàn của cá chép gọi là hệ tuẩn hoàn đơn ?
■ Lời giải:
Tim bơm máu giàu CO2 vào động mạch mang. Máu từ động mạch lên mang, qua hệ thống mao mạch mang và thực hiện trao đổi khí. Từ mao mạch mang, máu giàu Ot đi vào động mạch lưng, vào hệ thống mao mạch và thực hiện sự trao đổi chất với các tế bào. Máu giàu C02 đi vào tĩnh mạch và về tâm nhĩ. Máu đi một vòng từ tâm thất vào động mạch, mao mạch mang, động mạch lưng, mao mạch ở các cơ quan, tĩnh mạch và về tâm nhĩ.
Hệ tuần hoàn của cá chép gọi ỉà hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có một vòng tuần hoàn với tim hai ngăn.
Bài 9. Tại sao nói các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước ?
■ Lời giải:
- Hệ tiêu hoá của cá đã có sự phân hoá rõ rệt giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả cao.
- Hô hấp bằng mang với rất nhiểu các phiến mang có vồ số các mao mạch máu phân bố thuận lợi cho sự trao đổi khí, có bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.
- Hệ tuần hoàn kín, nên máu chảy trong động mạch ở cá dưới áp lực trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh. Do đó đáp ứng được nhu cầu-trao đổi khí và trao đổi chất.
- Thận giữa ở cá có nhiệm vụ bài tiết.
- Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng gồm bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh. Bộ não phân hoá trong đó có hành khứu giác, thuỳ thị giác và tiểu não phát triển hơn.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 63 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước rất hiệu quả nhưng khi lên cạn thì bị chết ?...
Giải bài tập trang 63 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành Động vật có xương sống với các ngành Động vật không xương sống là...
Giải bài tập trang 72 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Hãy chọn những nội dung về đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài ở cột c, phù hợp với môi trường sống ở cột A rồi điển (a, b, c...) vào cột B....
Giải bài tập trang 72 chương 6 ngành động vật có xương sống Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 5: Bộ xương của ếch gồm những xương nào ? Bộ xương và các cơ có vai trò gì đối với có thể ếch ?,,,