Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.5 trên 59 phiếu

Giải bài tập Toán 7

CHƯƠNG II. TAM GIÁC

Giải bài tập trang 123 bài 5 Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (g.c.g) Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 33: Vẽ tam giác ABC biết AC...

Bài 33 trang 123 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Vẽ tam giác ABC biết AC=2cm,  \(\widehat{A}\)= 900 \(\widehat{C}\) = 600

Giải:

Cách vẽ: 

- Vẽ đoạn AC=2cm,

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AC vẽ tia Ax và Cy sao cho \(\widehat{CAx}\)= 900,

 \(\widehat{ACy}\)=60

Hai tia cắt nhau ở B. tạo thành tam giác ABC cần vẽ. 


Bài 34 trang 123 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Trên mỗi hình 98,99 có tam giác nào bằng nhau? Vì sao?

Giải:

Xem hình 98)

\(∆ABC\) và \(∆ABD\) có: 

+) \(\widehat{CAB}\)=\(\widehat{DAB}\) (gt)

=) \(AB\) là cạnh chung.

+) \(\widehat{ABC}\)=\(\widehat{ABD}\)(gt)

Suy ra \(∆ABC=∆ABD\) (g.c.g)

Xem hình 99)

Ta có:

\(\widehat{B_{1}}\)+\(\widehat{B_{2}}=180^0\)  (Hai góc kề bù).

\(\widehat{C _{1}}\)+ \(\widehat{C _{2}}=180^0\)  (Hai góc kề bù)

Mà \(\widehat{B_{2}}\)=\(\widehat{C _{2}}\)  (gt)  nên \(\widehat{B_{1}}\)=\(\widehat{C _{1}}\)

* \(∆ABD\) và \(∆ACE\) có:

+) \(\widehat{B_{1}}\)=\(\widehat{C _{1}}\) (cmt)

+) \(BD=EC\)  (gt)

+) \(\widehat{D }\) = \(\widehat{E }\)  (gt)

Suy ra \(∆ABD=∆ACE\)  (g.c.g)

\(DC=DB+BC\)

\(EB=EC+CB\)

Do đó: \(DC=EB\)

* \(∆ADC\) và \(∆AEB\) có:

+) \(\widehat{D }\)=\(\widehat{E }\)  (gt)

+) \(\widehat{C _{2}}\)=\(\widehat{B_{2}}\)  (gt)

+) \(DC=EB\)  (cmt)

Suy ra \(∆ADC=∆AEB\) (g.c.g)

 


Bài 35 trang 123 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cho góc \(xOy\) khác góc bẹt, \(Ot\) là tia phân giác của góc đó. Qua \(H\) thuộc tia \(Ot\) , kẻ  đường vuông góc với \(Ot\), nó cắt \(Ox\) và \(Oy\)  theo thứ tự  \(A\) và \(B\).

a) Chứng minh rằng \(OA=OB\).

b ) Lấy điểm \(C\) thuộc tia \(Ot\), chứng minh rằng \(CA=CB\) và \(\widehat{OAC }\)= \(\widehat{OBC }\).

Giải

a) Xét \(∆AOH\) và  \(∆BOH\) có:

+) \(\widehat{AOH}=\widehat{BOH}\) (vì \(Ot\) là phân giác)

+) \(OH\) là cạnh chung

+) \(\widehat {AHO} = \widehat {BHO}\,\,\left( { = {{90}^0}} \right)\)

 Suy ra \(∆AOH =∆BOH\) ( g.c.g)

Suy ra \(OA=OB\) (hai cạnh tương ứng).

b) Xét  \(∆AOC\) và \(∆BOC\) có:

+) \(OA=OB\) (cmt)

+) \(\widehat{AOC}=\widehat{BOC}\)  (gt)

+) \(OC\) cạnh chung.

Suy ra  \(∆AOC= ∆BOC\) (c.g.c)

Suy ra: \(CA=CB\) ( hai cạnh tương ứng)

\(\widehat{OAC }= \widehat{OBC }\)  ( hai góc tương ứng).

 


Bài 36 trang 123 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Trên hình 100 ta có OA=OB, OAC=OBD.

Chứng minh rằng AC=BD.

Giải:

Xét ∆OAC  và ∆OBD, có:

\(\widehat{OAC}\)=\(\widehat{OBD}\)(gt)

OA=OB(gt)

\(\widehat{O}\) chung.

Nên ∆OAC=∆OBD(g.c.g)

Suy ra: AC=BD

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác