Bài 10 trang 32 sgk toán 7 - tập 2
Bạn Bình viết ba ví dụ về đơn thức như sau:
(5 - x)x2;
-\(\frac{5}{9}\)x2y;
-5.
Em hãy kiểm tra xem bạn viết đã đúng chưa.
Hướng dẫn giải:
Bạn Bình đã viết đúng 2 đơn thức đó là -\(\frac{5}{9}\)x2y; -5.
Biểu thức (5 - x)x2 = 5x2 – x3 không là đơn thức vì trong biểu thức có chứa phép trừ.
Bài 11 trang 32 sgk toán 7 - tập 2
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức ?
a) \(\frac{2}{5}\) + x2y;
b) 9x2yz;
c) 15,5;
d) 1 - \(\frac{5}{9}\)x3.
Hướng dẫn giải:
Theo định nghĩa đơn thức, các biểu thức sau là đơn thức
b) 9x2yz;
c) 15,5;
Các biểu thức a) \(\frac{2}{5}\) + x2y; d) 1 - \(\frac{5}{9}\)x3; không phải là đơn thức vì chúng có chứa phép cộng hoặc phép trừ.
Bài 12 trang 32 sgk toán 7 - tập 2
a) Cho biết phần hệ số, phần biến của mỗi đơn thức sau:
2,5x2y;
0,25x2y2.
b) Tính giá trị của mỗi đơn thức trên tại x = 1 và y = -1.
Hướng dẫn giải:
a) Đơn thức 2,5x2y có hệ số là 2,5; phần biến là x2y.
Đơn thức 0,25x2y2 có hệ số là 0,25; phần biến là x2y2.
b) Thay x = 1 và y = -1 vào đơn thức 2,5x2y ta được 2,5x2y = 2,5.12(-1) = -2,5
Vậy đơn thức 2,5x2y có giá trị bằng -2,5 tại x = 1; y = -1.
Với đơn thức 0,25x2y2 ta được:
0,25x2y2 = 0,25 . 12 . (-1)2 = 0,25 . 1 . 1 = 0,25
Vậy đơn thức 0,25x2y2 có giá trị bằng 0,25 tại x = 1; y = -1.
Bài 13 trang 32 sgk toán 7 - tập 2
Tính tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức thu được:
a) -\(\frac{1}{3}\)x2y và 2xy3;
b) \(\frac{1}{4}\)x3y và -2x3y5.
Hướng dẫn giải:
(-\(\frac{1}{3}\)x2y) (2xy3) = (-\(\frac{1}{3}\) . 2) (x2 . x) (y . y3) = \(\frac{-2}{3}\) x3 y4;
Đơn thức tích có bậc 7.
b) (\(\frac{1}{4}\)x3y) (-2x3y5) = - \(\frac{1}{2}\)x6 y6;
Đơn thức tích có bậc 12.
Bài 14 trang 32 sgk toán 7 - tập 2
Hãy viết các đơn thức với biến x, y và có giá trị bằng 9 tại x = -1 và y = 1.
Hướng dẫn giải:
Có nhiều cách viết, đơn thức đơn giản nhất là 9x2y.
Tổng quát: x2ny2m+1 (m, n ∈ N*).
VD :
+) -9xy ; -9x³y ; -9xy³ ; -9xy² ; v.v…
Tổng quát của trường hợp này là : \(-9.x^{(2k + 1)}\).yⁿ
(Tức là số mũ của x phải lẽ,số mũ của y tùy ý ; k,n Є N )
+) 9x²y ; 9x²y² ; \(9x^4\).y³ ; v.v…
Tổng quát của trường hợp này là : \( -9.x^{(2k)}\).yⁿ
(Tức là số mũ của x chẵn,số mũ của y tùy ý ; k,n Є N )
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 34, 35, 36 bài 4 Đơn thức đồng dạng Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 15: Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng...
Giải bài tập trang 36 bài 4 Đơn thức đồng dạng Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 20: Viết ba đơn thức đồng dạng với đơn thức -2x2y rồi tính tổng của cả bốn đơn thức đó...
Giải bài tập trang 38 bài 5 Đa thức Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 24: Ở Đà Lạt, giá táo là x(đ/kg) và giá nho là y(đ/kg)...
Giải bài tập trang 40 bài 6 Cộng, trừ đa thức Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 29: Tính...