Bài 24 trang 38 sgk toán 7 - tập 2
Ở Đà Lạt, giá táo là x(đ/kg) và giá nho là y(đ/kg). Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số tiền mua:
a) 5 kg táo và 8 kg nho.
b) 10 hộp táo và 15 hộp nho, biết mỗi hộp táo có 12 kg và mỗi hộp nho có 10 kg.
Mỗi biểu thức tìm được ở hai câu trên có là đa thức không ?
Hướng dẫn giải:
a) Gọi A là số tiền mua 5kg táo và 8kg nho
Ta có: A = 5x + 8y
b) Mỗi hộp táo có 12 kg nên 10 hộp có 10.12 = 120kg.
Mỗi hộp nho có 10 kg nên 15 hộp có 10.15 = 150kg.
Ta có: B = 120x + 150y
Các biểu thức A; B đều là đa thức.
Bài 25 trang 38 sgk toán 7 - tập 2
Tìm bậc của mỗi đa thức sau:
a) 3x2 – \(\frac{1}{2}\) x + 1 + 2x – x2;
b) 3x2 + 7x3 – 3x3 + 6x3 – 3x2.
Hướng dẫn giải:
a) 3x2 – \(\frac{1}{2}\) x + 1 + 2x – x2 = 3x2 + \(\frac{3}{2}\)x + 1 có bậc 2;
b) 3x2 + 7x3 – 3x3 + 6x3 – 3x2 = 10x3 có bậc 3.
Bài 26 trang 38 sgk toán 7 - tập 2
Thu gọn đa thức sau:
Q = x2 + y2 + z2 + x2 - y2 + z2 + x2 + y2 - z2.
Hướng dẫn giải:
Q = x2 + y2 + z2 + x2 - y2 + z2 + x2 + y2 - z2.
Q = (x2 + x2 + x2 ) + (y2 - y2 + y2) + (z2 + z2 - z2)
= 3x2 + y2 + z2.
Bài 27 trang 38 sgk toán 7 - tập 2
Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức P tại x = 0,5 và y = 1;
P = \(\frac{1}{3}\) x2 y + xy2 – xy + \(\frac{1}{2}\) xy2 – 5xy – \(\frac{1}{3}\) x2y.
Hướng dẫn giải:
Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức P tại x = 0,5 và y = 1.
Ta có: P = \(\frac{1}{3}\) x2 y + xy2 – xy + \(\frac{1}{2}\) xy2 – 5xy – \(\frac{1}{3}\) x2y
P = \(\frac{1}{3}\) x2 y – \(\frac{1}{3}\) x2y + \(\frac{1}{2}\) xy2 + xy2 – xy – 5xy = \(\frac{3}{2}\) xy2 – 6xy
Thay x = 0,5 và y = 1 ta được
P = \(\frac{3}{2}\) . 0,5 . 12 – 6. 0,5 . 1 = \(\frac{3}{4}\) - 3 = \(\frac{-9}{4}\).
Vậy P = \(\frac{-9}{4}\) tại x = 0,5 và y = 1.
Bài 28 trang 38 sgk toán 7 - tập 2
Ai đúng ? Ai sai ?
Bạn Đức đố : "Bậc của đa thức M = x6 – y5 + x4y4 + 1 bằng bao nhiêu ?"
Bạn Thọ nói: "Đa thức M có bậc là 6".
Bạn Hương nói: "Đa thức M có bậc là 5".
Bạn Sơn nhận xét: "Cả hai bạn đều sai".
Theo em, ai đúng ? Ai sai ? Vì sao ?
Hướng dẫn giải:
Đa thức M là đa thức bậc 6 đối với biến x, bậc 5 đối với biến y và bậc 8 (= 4 + 4) đối với tập hợp biến. Như vậy.
- Bạn Thọ và Hương nói sai.
- Nhận xét của bạn Sơn là đúng
- Câu trả lời đúng: Đa thức M có bậc là 8.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 40 bài 6 Cộng, trừ đa thức Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 29: Tính...
Giải bài tập trang 40 bài 6 Cộng, trừ đa thức Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 33: Tính tổng của hai đa thức...
Giải bài tập trang 40 bài 6 Cộng, trừ đa thức Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 36: Tính giá trị của mỗi đa thức sau...
Giải bài tập trang 43 bài 7 Đa thức một biến Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 39: Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của P(x) theo lũy thừa giảm của biến...