Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4 trên 60 phiếu

Giải sách bài tập Toán 6

CHƯƠNG I. ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN

Giải bài tập trang 20, 21 bài 10 tính chất chia hết của một tổng Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1. Câu 118: Chứng tỏ rằng...

Câu 118 trang 20 Sách Bài Tập (SBT) lớp 6 tập 1

Chứng tỏ rằng:

a) Trong hai số tự nhiên liên tiếp, có một số chia hết cho hai.

b) Trong ba số tự nhiên liên tiếp, có một số chia hết cho ba.

Giải

a) Gọi hai số tự nhiên liên tiếp là a và a + 1

Nếu a chia hết cho 2 thì bài toán được chứng minh .

Nếu a không chia hết cho 2 thì  a = 2k + 1 ( k ∈ N)

Suy ra : a + 1 = 2k + 1 + 1

Ta có : 2k  ⋮  2 ; 1 + 1 = 2  ⋮  2

Suy ra  ( 2k +1 +1 ) ⋮  2 hay ( a+ 1) ⋮  2

Vậy trong hai số tự nhiên liên tiếp , có một số chia hết cho 2

b) Gọi ba số tự nhiên liên tiếp là a , a + 1 , a + 2

Nếu a chia hết cho 3 thì bài toán được chứng minh

Nếu a không chia hết cho 3 thì a = 3k + 1  hoặc  a = 3k + 2 ( k ∈ N)

Nếu a = 3k + 1 thì a + 2 = 3k + 1 + 2 = 3k + 3  ⋮ 3

Nếu a = 3k + 2 thì a + 1 = 3k + 2 + 1 = 3k + 3  ⋮ 3

Vậy trong ba số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết cho 3.


Câu 119 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) lớp 6 tập 1

Chứng tỏ rằng:
a) Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là một số chia hết cho 3.

b) Tổng của bốn số tự nhiên liên tiếp là một số không chia hết cho 4.

Giải

a) Gọi ba số tự nhiên liên tiếp là a, a + 1, a + 2

Ta có a + ( a + 1)  + ( a + 2) = (a + a + a) + (1 + 2) = 3a+3

Vì 3 ⋮ 3 nên 3a ⋮ 3 suy ra (3a+3) ⋮ 3

Vậy tổng của ba số tự nhiên liên tiếp là một số chia hết cho 3

b) Gọi bốn số tự nhiên liên tiếp là a, a + 1, a + 2, a + 4

Ta có có a + ( a + 1)  + ( a + 2) + ( a + 3 )

                = (a + a + a + a) + (1 + 2 + 3) = 4a + 6

Vì 4 ⋮ 4 nên 4a ⋮ 4 nhưng 6  \(\not  \vdots \) 4, suy ra ( 4a + 6 )  \(\not  \vdots \) 4

Vậy \(\left[ {a + \left( {a + 1} \right) + \left( {a + 2} \right) + \left( {a + 3} \right)} \right]\)   \(\not  \vdots\)  4


Câu 120 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) lớp 6 tập 1

Chứng tỏ rằng số có dạng \(\overline {aaaaaa} \) bao giờ cũng chia hết cho 7 (chẳng hạn: 333333 ⋮ 7)

Giải

Ta có \(\overline {aaaaaa} \) = 111111.a = 3.7.11.13.37.a

Vì 3.7.11.13.37.a  ⋮ 7 nên 111111.a ⋮ 7

Vậy số có dạng \(\overline {aaaaaa} \) bao giờ cũng chia hết cho 7


Câu 121 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) lớp 6 tập 1

Chứng tỏ rằng số có dạng \(\overline {abcabc} \) bao giờ cũng chia hết cho 11 (chẳng hạn 328328 ⋮ 11)

Giải

Ta có \(\overline {abcabc}  = 1001.\overline {abc}  = 7.11.13.\overline {abc} \)

Vì \(7.11.13.\overline {abc} \) ⋮ 11 nên 1001. \(\overline {abc} \) ⋮ 11

Vậy số có dạng \(\overline {abcabc} \) bao giờ cũng chia hết cho 11


Câu 122 trang 21 Sách Bài Tập (SBT) lớp 6 tập 1

Chứng tỏ rằng lấy một số có hai chữ số , cộng với số gồm hai chữ số ấy viết theo thứ tự ngược lại, ta luôn luôn được một số chia hết cho 11 (chẳng hạn 37+37 = 110, chia hết cho 11)

Giải

Gọi số tự nhiên có hai chữ số là \(\overline {ab} \)  (a ≠0)

Số viết theo thứ tự ngược lại của   \(\overline {ab} \) là  \(\overline {ba} \)

Số \(\overline {ab} \) viết dưới dạng tổng các hàng đơn vị là 10a+b

Số \(\overline {ba} \) viết dưới dạng tổng các hàng đơn vị là 10b+a

Ta có \(\overline {ab} \) + \(\overline {ba} \) = (10a+b)+(10b+a)=11a+11b=11.(a+b)

Vì  11.(a+b) ⋮ 11 nên \(\overline {ab} \) + \(\overline {ba} \) luôn chia hết cho 11 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác