Câu 111 trang 19 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1
Để đếm số hạng của một dãy số mà hai số hạng liên tiếp của dãy cách nhau cùng một số đơn vị, ta có thể dùng công thức:
Số số hạng = ( số cuối – số đầu ) : (Khoảng cách giữa hai số ) + 1
Ví dụ 12, 15, 18, …, 90 (dãy số cách 3) có :
( 90 - 12) : 3 + 1 = 78 : 3 + 1 = 26 + 1 = 27 (số hạng)
Hãy tính số hạng của dãy: 8, 12, 16, 20, …, 100
Giải
Số số hạng của dãy 8, 12, 16, 20, …, 100 là:
(100 – 8) : 4 + 1 = 92 : 4 + 1 = 23 + 1 = 24 (số hạng)
Câu 112 trang 19 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1
Để tính tổng các số hàng của một dãy số mà hai số hạng liên tiếp của dãy cách nhau cùng một số đơn vị, ta có thể dùng công thức:
Tổng = ( số đầu + số cuối ) . (số số hạng ) : 2
Ví dụ : 12 +15 + 18 + … + 90 = ( 12 + 90 ) . 27 : 2 = 1377
Hãy tính tổng : 8 + 12 + 16 + 20 + … + 100
Giải
8 + 12 + 16 + 20 + … + 100
= ( 8 + 100) . 24 : 2
= 108 . 24 : 2
= 1296
Câu 113 trang 19 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1
Ta đã biết: Trong hệ ghi số thập phân, cứ mười đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng trên liền trước. Mỗi chữ số trọng hệ thập phân nhận một trong mười giá trị: 0, 1, 2, 3, ..., 9
Số \(\overline {abcd} \) trong hệ thập phân có giá trị bằng
\(a{.10^3} + b{.10^2} + c.10 + d\)
Có một hệ ghi số mà cứ hai đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng trên liền trước, đó là hệ nhị phân. Mỗi chữ số trong hệ nhị phân nhận một trong hai giá trị 0 và 1. Một số trong hệ nhị phân, chẳng hạn \(\overline {abcd} \), được ký hiệu là \({\overline {abcd} _{\left( 2 \right)}}\)
Số \({\overline {abcd} _{\left( 2 \right)}}\) trong hệ thập phân có giá trị bằng:
Ví dụ: \(\overline {{{1101}_{\left( 2 \right)}}} = {1.2^3} + {1.2^2} + 0.2 + 1 = 8 + 4 + 0 + 1 = 13\)
a) Đổi sang hệ thập phân các số sau: \({\overline {100} _{\left( 2 \right)}},{\overline {111} _{\left( 2 \right)}},{\overline {1010} _{\left( 2 \right)}},{\overline {1011} _{\left( 2 \right)}}\)
b) Đổi sang hệ nhị phân các số sau: 5, 6, 9, 12.
Giải
a) \({\overline {100} _{\left( 2 \right)}} = {1.2^2} + 0.2 + 0 = 4 + 0 + 0 = 4\)
\({\overline {111} _{\left( 2 \right)}} = {1.2^2} + 1.2 + 1 = 4 + 2 + 1 = 7\)
\({\overline {1010} _{\left( 2 \right)}} = {1.2^3} + {0.2^2} + 1.2 + 0 = 8 + 0 + 2 + 0 = 10\)
\({\overline {1011} _{\left( 2 \right)}} = {1.2^3} + {0.2^2} + 1.2 + 1 = 8 + 0 + 2 + 1 = 11\)
b) \(5 = {1.2^2} + 0.2 + 1 = {\overline {101} _{\left( 2 \right)}}\)
\(6 = {1.2^2} + 1.2 + 0 = {\overline {110} _{\left( 2 \right)}}\)
\(9 = {1.2^3} + {0.2^2} + 0.2 + 1 = {\overline {1001} _{\left( 2 \right)}}\)
\(12 = {1.2^3} + {1.2^2} + 0.2 + 0 = {\overline {1100} _{\left( 2 \right)}}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 20 bài 9 thứ tự thực hiện các phép tính Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1. Câu 9.1: Giá trị của biểu thức 5.23 bằng...
Giải bài tập trang 20 bài 10 tính chất chia hết của một tổng Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1. Câu 114: Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không?...
Giải bài tập trang 20, 21 bài 10 tính chất chia hết của một tổng Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1. Câu 118: Chứng tỏ rằng...
Giải bài tập trang 21 bài 10 tính chất chia hết của một tổng Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1. Câu 10.1: Điền các từ thích hợp (chia hết, không chia hết) vào chỗ trống...