*HOẠT ĐỘNG
Câu 1 trang 50, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Đ, S ?
Lời giải:
a) M nằm giữa 2 điểm A và B.
MA = MB = 3cm
Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Ghi Đ.
b) Ba điểm B, N, C thẳng hàng.
N là điểm ở giữa hai điểm B và C. Ghi Đ.
c) Ta có BN > NC (3m > 2cm)
N không là trung điểm của đoạn thẳng BC. Ghi S.
d) Ba điểm M, B, N không thẳng hàng
Nên B không là điểm ở giữa hai điểm M và N. Ghi S.
Câu 2 trang 50, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Trong hình bên:
a) Tìm ba điểm thẳng hàng.
b) Điểm H ở giữa hai điểm nào?
c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng nào?
Lời giải:
a) A, H, B là ba điểm thẳng hàng.
C, K, D là ba điểm thẳng hàng.
H, M, K là ba điểm thẳng hàng.
b) Điểm H ở giữa hai điểm A và B.
c) Điểm M ở giữa hai điểm H và K
Và HM = MK (đều có độ dài bằng 4 ô vuông)
Nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng HK.
Câu 3 trang 50, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD trong hình vẽ.
Lời giải:
- Ta thấy H là điểm ở giữa 2 điểm A và C.
AH = HC (đều có độ dài bằng 6 ô vuông)
Nên H là trung điểm của đoạn thẳng AC.
- Ta thấy G là điểm ở giữa 2 điểm B và D.
GB = GD (đều có độ dài bằng 4 ô vuông)
Nên G là trung điểm của đoạn thẳng BD.
*LUYỆN TẬP
Câu 1 trang 51, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi:
a) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không?
b) Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC hay không?
Phương pháp:
Quan sát hình vẽ để xác định độ dài của các đoạn thẳng MA, MB, BA, BC rồi trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a) M là điểm ở giữa 2 điểm A và B.
AM = MB (cùng bằng 3 cm)
Nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) Ta có AB < BC (6cm < 7cm)
Nên điểm B không là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Câu 2 trang 51, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Xác định trung điểm của đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.
Lời giải:
- Ta có I là điểm ở giữa hai điểm M và N.
MI = IN (cùng bằng 2 ô vuông)
Nên I là trung điểm của đoạn thẳng MN.
- Ta có K là điểm ở giữa hai điểm N và P.
NK = KP (cùng bằng 4 ô vuông)
Nên K là trung điểm của đoạn thẳng NP.
Câu 3 trang 51, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Quan sát tranh rồi trả lời:
Cào cào cần nhảy thêm mấy bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB?
Phương pháp:
Đoạn thẳng AB chia thành 8 đoạn bằng nhau ứng với mỗi bước nhảy của cào cào.
Quan sát tranh để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Đoạn thẳng AB chia thành 8 đoạn bằng nhau ứng với mỗi bước nhảy của cào cào.
Cào cào đang ở bước nhảy thứ hai.
Vậy cào cào cần nhảy thêm 2 bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB.
Câu 4 trang 51, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Việt có một đoạn dây dài 20 cm. Nếu Việt không dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét thì bạn ấy làm như thế nào để cắt được một đoạn dây có độ dài 10 cm từ đoạn dây ban đầu.
Phương pháp:
Bước 1: Ta có thể gập sợi dây làm đôi để tìm trung điểm của đoạn dây.
Bước 2: Cắt đoạn dây ở vị trí trung điểm.
Lời giải:
- Gập sợi dây làm đôi sao cho hai đầu đoạn dây trùng với nhau. Từ đó ta xác định được trung điểm của sợ dây ban đầu.
- Cắt đoạn dây ở vị trí trung điểm ta được 2 đoạn dây có độ dài 10 cm.
Giaibaitap.me
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 52, 53 bài 17 - Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn: Hoạt động trang 53, Luyện tập (câu 1, 2 trang 53)
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 54, 55 bài 18 - Góc, góc vuông, góc không vuông: Hoạt động trang 55, Luyện tập (câu 1, 2 trang 55)
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 56, 57, 58, 59, 60 bài 19 - Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông: Hoạt động 1 (câu 1, 2, 3 trang 57); Hoạt động 2 (câu 1, 2, 3 trang 59); Luyện tập (câu 1, 2, 3 trang 60)
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 61, 62 bài 20 - Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí: Hoạt động 1 (câu 1, 2, 3 trang 61); Hoạt động 2 (câu 1, 2 trang 62)