*HOẠT ĐỘNG 1
Câu 1 trang 57, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Nêu tên các đỉnh và các cạnh của mỗi hình (theo mẫu):
Phương pháp:
Quan sát hình vẽ để xác định các đỉnh và các cạnh của hình tam giác và hình tứ giác.
Lời giải:
Câu 2 trang 57, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Nêu tên các hình tam giác và các hình tứ giác có trong hình dưới đây?
Phương pháp:
Quan sát hình vẽ và nêu tên các hình tam giác và hình tứ giác.
Lời giải:
- Có 3 hình tam giác là: ADC, ACB, BCE.
- Có 3 hình tứ giác là: ABCD, ABEC, ABED.
Câu 3 trang 57, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Mai đánh dấu một số điểm trên tờ giấy màu (như hình vẽ). Qua hai điểm trong các điểm đã đánh dấu, Mai có thể cắt tờ giấy theo đoạn thẳng nào để được:
a) 2 hình tứ giác?
b) 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác?
Phương pháp:
Quan sát hình vẽ rồi nối hai điểm trong các điểm đã đánh dấu để được các hình theo yêu cầu của bài toán.
Lời giải:
a) Mai có thể cắt tờ giấy theo đoạn thẳng MN để được hai hình tứ giác.
b) Mai có thể cắt tờ giấy theo đoạn thẳng AN, BN, DM, CM để được 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác.
*HOẠT ĐỘNG 2
Câu 1 trang 59, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Phương pháp:
Quan sát hình vẽ và nêu tên các hình vuông, hình chữ nhật.
Hình vuông có 4 góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Lời giải:
a) Hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh có độ dài bằng nhau.
Trong các hình trên có hình EGHI là hình vuông vì hình này có 4 góc vuông là góc đỉnh E, G, H, I và có độ dài các cạnh bằng nhau).
b) Hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau.
Trong các hình trên có:
+ Hình MNPQ là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông là góc đỉnh M, N, P, Q và hai cạnh MN, QP có độ dài bằng nhau và hai cạnh MQ và NP có độ dài bằng nhau.
+ Hình RTXY là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông là góc đỉnh R, T, X, Y và hai cạnh dài RY, TX có độ dài bằng nhau và hai cạnh ngắn RT và YX có độ dài bằng nhau.
Vậy các hình trên có 2 hình chữ nhật là MNPQ và RTXY.
Câu 2 trang 59, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Số ?
Phương pháp:
Dùng thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các cạnh.
Lời giải:
Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét, ta đo được độ dài các cạnh của 2 hình như sau:
- Hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng 3 cm.
- Hình chữ nhật MNPQ có chiều dài là 3 cm và chiều rộng là 2 cm.
Câu 3 trang 59, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Chọn câu trả lời đúng.
Để cắt tờ giấy như hình bên thành một hình vuông, Rô-bốt cần cắt theo đoạn thẳng nào dưới đây?
A. Đoạn thẳng MQ.
B. Đoạn thẳng PN.
C. Đoạn thẳng PQ.
D. Đoạn thẳng MN.
Phương pháp:
Xác định độ dài cạnh hình vuông bằng cách đếm số ô vuông nhỏ trên cạnh đó.
Kết luận cắt tờ giấy theo đoạn thẳng nào để được hình có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông.
Lời giải:
Ta thấy cạnh hình vuông có độ dài bằng 5 ô vuông nhỏ.
Vì vậy Rô-bốt cần cắt tờ giấy theo đoạn thẳng MN để được một hình vuông.
Chọn D.
*LUYỆN TẬP
Câu 1 trang 60, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Nhà các bạn dế mèn, dế trũi, châu chấu voi và xén tóc ở bốn đỉnh của hình chữ nhật ABCD (như hình vẽ). Biết rằng BC = 13 dm, CD = 20 dm.
a) Nhà dế mèn cách nhà xén tóc bao nhiêu đề-xi-mét?
b) Nhà dế mèn cách nhà dế trũi bao nhiêu đề-xi-mét?
Phương pháp:
- Khoảng cách nhà dế mèn đến nhà xén tóc chính bằng chiều rộng của hình chữ nhật ABCD.
- Khoảng cách nhà dế mèn đến nhà dế trũi chính bằng chiều dài của hình chữ nhật ABCD.
Lời giải:
a) Từ nhà dế mèn đến nhà xén tóc bằng độ dài đoạn AD. Vì hình chữ nhật có chiều rộng bằng nhau nên AD = BC = 13 dm.
Vậy nhà dế mèn cách nhà xén tóc 13 dm.
b) Từ nhà dế mèn đến nhà dế trũi bằng độ dài đoạn AB. Vì hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau nên AB = CD = 20 dm.
Vậy nhà dế mèn cách nhà dễ trũi 20 dm.
Câu 2 trang 60, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Một con đường thẳng nối từ địa điểm A đến địa điểm B. Do đoạn đường CD bị hỏng nên người ta phải làm một đường tránh CMND có kích thước như hình vẽ. Biết CDNM là hình chữ nhật.
a) Số?
Độ dài đoạn đường CD là .... km.
b) Chọn câu trả lời đúng.
Đi từ địa điểm A đến địa điểm B theo đường tránh dài hơn đi theo đường thẳng bao nhiêu ki-lô-mét?
A. 1km B. 3 km C. 2 km
Phương pháp:
- Độ dài đoạn đường CD bằng chiều dài của hình chữ nhật CDNM.
- Đi từ địa điểm A đến địa điểm B theo đường tránh dài hơn đi theo đường thẳng là 2 lần chiều rộng hình chữ nhật CDNM.
Lời giải:
a) Vì CMND là hình chữ nhật nên CD = MN = 2 km.
Kết luận: Độ dài đoạn đường CD là 2 km.
b) Đi theo đường tránh phải đi thêm 2 đoạn CM và DN (hai đường này là chiều rộng chiều của hình chữ nhật CDNM nên CM = DN = 1 km).
Đoạn đường đi từ địa điểm A đến địa điểm B theo đường tránh dài hơn đi theo đường thẳng và dài hơn:
1 × 2 = 2 (km)
Chọn đáp án C.
Câu 3 trang 60, SGK Toán 3 tập 1 - KNTT
Câu hỏi:
Với 6 que tính, Rô-bốt xếp được một hình chữ nhật như hình bên.
Sử dụng 10 que tính, em hãy xếp một hình chữ nhật. Em tìm được mấy cách xếp?
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của hình chữ nhật có 4 góc vuông và hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau để xếp 10 que tính thành hình chữ nhật.
Lời giải:
Sử dụng 10 que tính để xếp thành hình chữ nhật.
Vì hình chữ nhật gồm 2 chiều rộng và hai chiều rộng nên tổng số que tính để xếp chiều rộng và chiều rộng là:
10 : 2 = 5 (que tính)
Ta có: 5 = 1 + 4 = 2 + 3
+) Xếp thành hình chữ nhật có Chiều rộng gồm 1 que tính; Chiều dài gồm 4 que tính.
+) Xếp thành hình chữ nhật có Chiều rộng gồm 2 que tính; Chiều dài gồm 3 que tính.
Vậy ta có 2 cách xếp như vậy.
Giaibaitap.me
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 61, 62 bài 20 - Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí: Hoạt động 1 (câu 1, 2, 3 trang 61); Hoạt động 2 (câu 1, 2 trang 62)
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 63, 64 bài 21 - Khối lập phương, khối hộp chữ nhật: Hoạt động (câu 1, 2 trang 64); Luyện tập (câu 1, 2 trang 64)
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 65, 66 bài 22 - Luyện tập chung: Luyện tập 1 (câu 1, 2, 3 trang 65); Luyện tập 2 (câu 1, 2, 3 trang 66)
Giải sách giáo khoa Toán lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66, 68, 69 bài 23 - Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số: Hoạt động 1 (câu 1, 2, 3 trang 67, 68); Hoạt động 2 trang 68; Luyện tập (câu 1, 2 trang 69)