Bài 39 trang 71 sách giáo khoa toán 7 tập 1
Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ \(Oxy\) đồ thị của các hàm số:
a) \(y = x\); b) \(y = 3x\);
c) \(y = -2x\); d) \(y = -x\).
Hướng dẫn giải:
a) \(y = x\)
- Vẽ hệ trục tọa độ \(Oxy\)
- Cho \(x = 1\) được \(y = 1\) \(\Rightarrow A (1; 1)\) thuộc đồ thị hàm số \(y=x\).
Vậy đường thẳng \(OA\) là đồ thị của hàm số đã cho.
b) \(y = 3x\)
- Vẽ hệ trục tọa độ \(Oxy\)
- Cho \(x = 1\) được \(y = 3\) \(\Rightarrow B (1; 3)\) thuộc đồ thị hàm số \(y=3x\).
Vậy đường thẳng \(OB\) là đồ thị của hàm số đã cho.
c) \(y = -2x\)
- Vẽ hệ trục tọa độ \(Oxy\)
- Cho \(x = 1\) được \(y = -2\). Điểm \(C (1; -2)\) thuộc đồ thị của hàm số \(y = -2x\).
Vậy đường thẳng \(OC\) là đồ thị của hàm số đã cho.
d)
\(y = -x\)
- Vẽ hệ trục tọa độ \(Oxy\)
- Cho \(x = 1\) được \(y = -1\). Điểm \(D (1; -1)\) thuộc đồ thị của hàm số \(y = -x\).
Vậy đường thẳng \(OD\) là đồ thị của hàm số đã cho.
loigiaihay.com
Bài 40 trang 71 sách giáo khoa toán 7 tập 1
Bài 40. Đồ thị của hàm số y = ax nằm ở những góc phần tư nào của mặt phẳng toạ độ Oxy, nếu:
a) a > 0?
b) a < 0?
Hướng dẫn giải:
a) Khi a > 0 đồ thị hàm số y = ax nằm ở góc phần tư I và III.
b) Khi a < 0 đồ thị hàm số y = ax nằm ở góc phần tư thứ II và IV.
Bài 41 trang 72 sách giáo khoa toán 7 tập 1
Bài 41. Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số y = -3x.
A (\( -\frac{1}{3}\); 1); B (\( -\frac{1}{3}\); -1); C (0; 0).
Hướng dẫn giải:
Ta có: y = -3x.
- Với A (\( -\frac{1}{3}\); 1) thì y = -3.(\( -\frac{1}{3}\)) = 1 nên điểm A thuộc đồ thị của hàm số.
- Với B (\( -\frac{1}{3}\); -1) thì y = -3.(\( -\frac{1}{3}\)) - 1 ≠ -1 nên điểm B không thuộc đồ thị của hàm số.
- Với C (0; 0) thì y = -3.0 = 0 nên điểm C thuộc đồ thị của hàm số.
Bài 42 trang 72 sgk toán 7 tập 1
Đường thẳng OA trong hình 26 là đồ thị của hàm số y = ax.
a)Hãy xác định hệ số a.
b)Đánh dấu điểm trên đồ thị có hoành độ bằng \({1 \over 2}\) ;
c)Đánh dấu điểm trên đồ thị có tung độ bằng -1
Hướng dẫn làm bài:
a) A có tọa độ là (2;1). Thay vào công thức y = ax ta được
=>1 = a.2 => a = \({1 \over 2}\)
b) Điểm trên đồ thị có hoành độ bằng \({1 \over 2}\) là điểm B.
c) Điểm trên đồ thị có tung độ bằng -1 là điểm C.
Bài 43 trang 72 sgk toán 7 tập 1
Trong hình 27: Đoạn thẳng OA là đồ thị biểu diễn chuyển động của người đi bộ và đoạn thẳng OB là đồ thị biểu diễn chuyển động của người đi xe đạp. Mỗi đơn vị trên trục Ot biểu thị một giờ, mỗi đơn vị trên trục OS biểu thị mười kilomet. Qua đồ thị, em hãy cho biết:
a) Thời gian chuyển động của người đi bộ, của người đi xe đạp.
b) Quãng đường đi được của người đi bộ, của người đi xe đạp.
c) Vận tốc (km/h) của người đi bộ, của người đi xe đạp.
Hướng dẫn làm bài:
a) Thời gian chuyển động của người đi bộ là 4 giờ, của người đi xe đạp là 2 giờ.
b) Quãng đường đi được của người đi bộ là 20 km, của người đi xe đạp là 30 km.
c) Ta có công thức tính vận tốc là : \(v = {s \over t}\)
-Vận tốc của người đi bộ là:
\({v_1} = {{{s_1}} \over {{t_1}}} = {{20} \over 4} = 5(km/h)\)
-Vận tốc của người đi xe đạp là:
\({v_2} = {{{s_2}} \over {{t_2}}} = {{30} \over 2} = 15(km/h)\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 73, 74 bài 7 Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 44: Vẽ đồ thị của hàm số...
Giải bài tập trang 76, 77 bài Ôn tập chương II - Hàm số và đồ thị Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 48: Một tấn nước biển chứa 25 kg muối. Hỏi 250g nước biển đó chứa bao nhiêu gam muối...
Giải bài tập trang 77, 78 bài Ôn tập chương II - Hàm số và đồ thị Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 48: Một vận động viên xe đạp đi được quãng đường 140 km...
Giải bài tập trang 82 bài 1 Hai góc đối đỉnh Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 1: Vẽ hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại O như hình 2...