Bài 46 trang 121 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1
Bài 46 Gọi \(N\) là một điểm của đoạn thẳng \(IK\), biết \(IN=3cm , NK=6cm\) Tính độ dài đoạn \(IK\).
Giải:
Theo đề bài \(N\) là một điểm của đoạn thẳng \(IK\); \(N\) không trùng hai đầu mút vậy \(N\) phải nằm giữa hai điểm \(I\) và \(K\).
Ta có : \(IK= IN + NK = 3 + 6 = 9\) (cm)
Bài 47 trang 121 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1
Bài 47 Gọi \(M\) là một điểm của đoạn \(EF\). Biết \(EM=4cm, EF=8cm\). So sánh hai đoạn \(EM\) và \(MF\).
Giải
\(M\) là một điểm của đường đoạn thẳng \(EF, M\) không trùng với hai đầu đoạn thẳng vậy \(M\) nằm giữa \(E\) và \(F\).
Nên ta có: \(EM+ MF= EF\).
Suy ra: \(MF=EF-EM=8-4=4\;( cm)\)
Vậy \(EM=MF\) (= 4cm)\)
Bài 48 trang 121 - Sách giáo khoa Toán 6 tập 1
Bài 48 Em Hà có một sợi dây \(1,25m\). em dùng sợi dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng \({1\over 5}\) độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học?
Giải:
Độ dài của \({1\over 5}\) sợi dây là: \({1\over 5}.1,25=0,25(m)\)
Theo đề bài sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng \({1\over 5}\) độ dài sợi dây, nên chiều rộng lớp học sẽ là độ dài của bốn lần sợi dây và \({1\over 5}\) độ dài sợ dây đó.
Vậy chiều rộng lớp học là:
\(1,25.4 + 0,25 =5,25 (m)\)
Đáp số: \(5,25\;m\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 121, 122 bài 8 khi nào thì AM + MB = AB Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Câu 49: So sánh...
Giải bài tập trang 124 bài 9 vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Câu 53: Tính...
Giải bài tập trang 124 bài 9 vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Câu 56: Cho đoạn thẳng...
Giải bài tập trang 125, 126 bài 10 trung điểm của đoạn thẳng Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Câu 60: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho...