Bài 60 trang 125 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1
Bài 60 Trên tia \(Ox\), vẽ hai điểm \(A,B\) sao cho \(OA=2 cm, OB = 4cm\).
a) Điểm \(A\) có nằm giữa hai điểm \(O\) và \(B\) không ?
b) So sánh \(OA\) và \(AB\).
c) Điểm \(A\) có phải là trung điểm của đoạn \(OB\) không? Vì sao?
Giải:
a)Điểm \(A\) nằm giữa \(O\) và \(B\) vì \(A\) và \(B\) đều nằm trên tia \(Ox\) và \(OA<OB\).
b) \(OA+AB=OB\)
\(\Rightarrow AB=OB-OA=4-2=2cm\)
Do đó: \(OA=AB=2cm\)
c) Điểm \(A\) nằm giữa \(O\) và \(B\) và \(OA=AB\)
Vậy \(A\) là trung điểm của \(OB\)
Bài 61 trang 126 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1
Bài 61 Cho hai tia đối nhau Ox, Ox’. Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA=2 cm. trên tia Ox’ vẽ điểm B sao cho OB= 2cm . Hỏi O có là trung điểm của đoạn AB không ? vì sao?
Giải:
\(A\in Ox,\,\, B\in Ox'\) mà Ox, Ox' đối nhau nên hai tia OA,OB đối nhau do đó O nằm giữa A và B.
Lại có \(OA=OB=2cm\) nên O là trung điểm của AB.
Bài 62 trang 126 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1
Bài 62 Gọi \(O\) là giao điểm của hai đường thẳng \(xx’, yy’.\) Trên \(xx’\) vẽ đoạn thẳng \(CD\) dài \(3cm\), trên \(yy’ \) vẽ đoạn thẳng \(EF\) dài \(5cm\) sao cho \(O\) là trung điẻm của mỗi đoạn thẳng ấy.
Giải:
Trên tia \(Ox\) vẽ điểm \(C\) sao cho: \(OC=3 : 2 = 1,5 (cm)\).
Bạn đọc tự vẽ \(D,E,F\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 126 bài 10 trung điểm của đoạn thẳng Sách giáo khoa toán 6 tập 1. Câu 63: Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau...
Giải bài tập trang 127 bài ôn tập chương I Đoạn thẳng SGK Toán 6 tập 1. Câu 127: Đoạn thẳng AB là gì?...
Giải bài tập trang 127 bài ôn tập chương I Đoạn thẳng SGK Toán 6 tập 1. Câu 5: Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho B nằm giữa A và C....
Giải bài tập trang 5, 6 bài 1 mở rộng khái niệm phân số SGK Toán 6 Tập 2. Câu 1: Ta biểu diễn của hình tròn bằng cách chia hình tròn bằng 4 phần bằng nhau rồi tô màu một phần như hình 1...