Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.8 trên 79 phiếu

Giải bài tập Toán 6

CHƯƠNG I. ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN

Giải bài tập trang 47, 48 bài 14 số nguyên tố, hợp số, bảng số nguyên tố SGK toán 6 tập 1. Câu 121: Tìm số tự nhiên k để...

Bài 121 trang 47 sgk toán 6 tập 1

a) Tìm số tự nhiên \(k\) để \(3 . k\) là số nguyên tố.

b) Tìm số tự nhiên \(k\) để \(7 . k\) là số nguyên tố.

Bài giải:

a) Nếu \(k > 1\) thì \(3k\) có ít nhất ba ước là \(1, 3, 3k\); nghĩa là nếu \(k > 1\) thì \(3k\) là một hợp số. Do đó để \(3k\) là một số nguyên tố thì \(k = 1\).

b) Tương tự nếu \(k>1\) thì \(7k\) có ít nhất ba ước là \(1;7;7k\); nghĩa là nếu \(k>1\) thì \(7k\) là một hợp số. Do đó để \(7k\) là một số nguyên tố thì \(k=1\).

 


Bài 122 trang 47 sgk toán 6 tập 1

 Điền dấu "X" vào ô thích hợp:

Câu

Đúng

Sai

a)    Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố.

 

 x

 

b)    Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố.

 

 

c)    Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.

 

 

d)    Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số \(1, 3, 7, 9\).

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài giải:

a) Đúng, vì có  \(2\) và \(3\) là hai số tự nhiên liên tiếp  đều là số nguyên tố;                                   

b) Đúng, đó là \(3, 5, 7\);

c) Sai, vì \(2\) là số chẵn đồng thời cũng là số nguyên tố;                

d) Sai vì \(2\) cũng là số nguyên tố.

 


Bài 123 trang 48 sgk toán 6 tập 1

Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố \(p\) mà bình phương của nó không vượt quá \(a\), tức là  \(p^2≤ a\):

\(a\)

\(29\)

\(67\)

\(49\)

\(127\)

\(173\)

\(253\)

\(p\)

 

 

 

 

 

 

 Bài giải:


\(a\)

\(29\)

\(67\)

\(49\)

\(127\)

\(173\)

\(253\)

\(p\)

\(2, 3, 5\)

 

\(2, 3, 5, 7\)

 

\(2, 3, 5, 7\)

 

\(2, 3, 5, 7, 11\)

 

\(2, 3, 5, 7, 11, 13\)

 

\(2, 3, 5, 7, 11, 13\)

 





Bài 124 trang 48 sgk toán 6 tập 1

 Máy bay có động cơ ra đời năm nào ?

Máy bay có động cơ ra đời năm \(\overline{abcd}\), trong đó:

a là số có đúng một ước;

b là hợp số lẻ nhỏ nhất;

c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và \(c ≠ 1\);

d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.

Bài giải:

Vì a có đúng một ước nên \(a = 1\);

b là hợp số lẻ nhỏ nhất nên \(b = 9\);

c không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số và \(c ≠ 1\) nên \(c = 0\);

d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất; đó là số \(d=3\).

Vậy \(\overline{abcd} = 1903\).

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác