Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.7 trên 26 phiếu

Giải bài tập Toán 6

CHƯƠNG I. ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN

Giải bài tập trang 47 bài 14 số nguyên tố, hợp số, bảng số nguyên tố SGK toán 6 tập 1. Câu 115: Các số sau là số nguyên tố hay hợp tố ?...

Bài 115 trang 47 sgk toán 6 tập 1

Bài 115. Các số sau là số nguyên tố hay hợp tố ?

\(312;  213; 435; 417; 3311; 67\).

Bài giải:

+) \(312\) là một hợp số

giải thích:  tổng các chữ số của \(312\) là \(3 + 1 + 2 = 6\) chia hết cho \(3\) nên \(312\) \(\vdots\) \(3\), nghĩa là \(312\) có ước là \(3\), khác \(1\) và \(312\) do đó nó là hợp số .

+) \(213\) là một hợp số.

giải thích:  tổng các chữ số của \(213\) là \(2 + 1 + 3 = 6\) chia hết cho \(3\) nên \(213\) \(\vdots\) \(3\), nghĩa là \(213\) có ước là \(3\), khác \(1\) và \(213\) do đó nó là hợp số .

+) \(435\) là một hợp số

giải thích: \(435\) có chữ số tận cùng là \(5\) nên \(435\) \(\vdots\) \(5\) nghĩa là \(435\) có ước là \(5\) khác \(1\) và \(435\) do đó nó là hợp số.

+) \(417\) là một hợp số.

giải thích: \(417\) có tổng các chữ số là \(4+1+7=12\) chia hết cho \(3\) nên \(417\) \(\vdots\) \(3\), nghĩa là \(417\) có ước là \(3\), khác \(1\) và \(417\) do đó nó là hợp số.

+) \(3311\) là một hợp số.

giải thích: \(3311 = 11 . 301\) nên \(3311\) có ước là \(11\) và \(301\). Vậy \(3311\) là một hợp số.

+) \(67\) là một số nguyên tố vì nó chỉ có hai ước là \(1\) và \(67\).

 


Bài 116 trang 47 sgk toán 6 tập 1

Bài 116. Gọi \(P\) là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu \(∈\), \(\notin\) hoặc \(⊂\) vào ô vuông cho đúng:

\(83\) \(\square\) \(P\),                     \(91\) \(\square\) \(P\),                       

\(15\) \(\square\) \( \mathbb N\),                    \(P\) \(\square\) \(\mathbb N\).

Bài giải:

\(83 ∈ P\), (vì \(83\) chỉ có hai ước là \(1\) và chính nó)              

\(91\) \(\notin\) \(P\), (vì \(91\) có các ước \(1, 7,13,91\) do đó nó không phải số nguyên tố)                  

\(15 ∈ \mathbb N\),                

\(P ⊂ \mathbb N\). (dựa vào định nghĩa số nguyên tố là số tự nhiên chỉ có hai ước là \(1\) và chính nó).

 


Bài 117 trang 47 sgk toán 6 tập 1

Bài 117. Dùng bảng số nguyên tố ở cuối sách, tìm các số nguyên tố trong các số sau:

\(117\);          \(131\);         \(313\);          \( 469\);          \(647\).

Bài giải:

\(131,   313,   647\).

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác