Bài 105 trang 42 sgk toán 6 tập 1
Bài 105. Dùng ba trong bốn chữ số \(4, 5, 3, 0\) hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số sao cho các số đó:
a) Chia hết cho \(9\);
b) Chia hết cho \(3\) mà không chia hết cho \(9\).
Bài giải:
a) Số chia hết cho \(9\) phải có tổng các chữ số chia hết cho \(9\). Do đó các số cần tìm là: \(450, 540, 405, 504\).
b) Số chia hết cho \(3\) mà không chia hết cho \(9\) phải có tổng các chữ số chia hết cho \(3\) mà không chia hết cho \(9\). Do đó các số cần tìm là: \(543, 534, 453, 435, 345, 354\).
Bài 106 trang 42 sgk toán 6 tập 1
Bài 106. Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số sao cho số đó:
a) Chia hết cho \(3\);
b) Chia hết cho \(9\).
Bài giải:
a) Số nhỏ nhất có năm chữ số là: \(10000\).
Gọi số nhỏ nhất có năm chữ số chia hết cho \(3\) là: \(\overline {abcde} \)
Do đó: \(\overline {abcde} \ge 10000\)
Mà \(10000\) không chia hết cho \(3\) nên \(\overline {abcde} > 10000\)
Do \(\overline {abcde} \) nhỏ nhất chia hết cho \(3\)
và \(a\in\left\{1,2,3,4,5,6,7,8,9\right\}\) ( \(a\ne 0\) vì \(a=0\) thì \(\overline {abcde} \) trở thành số có bốn chữ số) nên \(a=1\) nhỏ nhất.
Tương tự \(b\in\left\{0,1,2,3,4,5,6,7,8,9\right\}\) nên \(b=0\) nhỏ nhất.
\(c\in\left\{0,1,2,3,4,5,6,7,8,9\right\}\) nên \(c=0\) nhỏ nhất.
\(d\in\left\{0,1,2,3,4,5,6,7,8,9\right\}\) nên \(d=0\) nhỏ nhất.
\(e\in\left\{0,1,2,3,4,5,6,7,8,9\right\}\) nhưng \(\overline {abcde} \) chia hết cho \(3\) nên \((a+b+c+d+e)\) chia hết cho \(3\)
Do đó: \((1+e)\) chia hết cho \(3\) nên \(e=2\) nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện.
Vậy số phải tìm là \(10002\).
b) Tương tự số phải tìm là \(10008\).
Bài 107 trang 42 sgk toán 6 tập 1
Bài 107. Điền dấu "X" vào ô thích hợp trong các câu sau:
Câu |
Đúng |
Sai |
a) Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3.
|
|
|
b) Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9.
|
|
|
c) Một số chia hết cho 15 thì số đó chia hết cho 3.
|
|
|
d) Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9.
|
|
|
Bài giải:
Câu |
Đúng |
Sai |
a) Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3.
|
X |
|
b) Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9.
|
|
X |
c) Một số chia hết cho 15 thì số đó chia hết cho 3.
|
X |
|
d) Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9.
|
X |
|
Giải thích
a) Số chia hết cho \(9\) viết được dưới dạng \(9k, k\mathbb Z\). Mà \(9\) chia hết cho \(3\) do đó một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3.
b) Ta lấy một ví dụ chứng minh khẳng định không đúng
VD. \(15\) chia hết cho \(3\) nhưng không chia hết cho \(9\)
c) Tương tự như câu a do \(15\) chia hết cho \(3\) nên số chia hết cho 15 thì số đó chia hết cho 3.
d) Tương tự như câu a do \(45\) chia hết cho \(9\) nên số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 42 bài 12 dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 SGK Toán 6 tập 1. Câu 108: Một số có tổng các chữ số chia cho...
Giải bài tập trang 44, 45 bài 13 ước và bội SGK toán 6 tập 1. Câu 111: Tìm các bội của...
Giải bài tập trang 47 bài 14 số nguyên tố, hợp số, bảng số nguyên tố SGK toán 6 tập 1. Câu 115: Các số sau là số nguyên tố hay hợp tố ?...
Giải bài tập trang 47 bài 14 số nguyên tố, hợp số, bảng số nguyên tố SGK toán 6 tập 1. Câu 118: Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp tố ?...